A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nghĩa tường minh là gì?
- Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, dễ nhận ra, dễ hiểu, không cần phải suy diễn
- Nghĩa tường minh không dễ nhận ra và phải suy diễn mới hiểu
- Là nghĩa rất dễ hiểu
- Là nghĩa được diễn đạt gián tiếp nhưng dễ hiểu, không cần suy diễn
Câu 2: Nghĩa tường minh hay còn gọi là?
- Ngữ nghĩa
- Không có tên gọi khác
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
Câu 3: Nghĩa đen là
- Là nghĩa chính của câu
- Là nghĩa hiện lên không qua câu văn, rất khó hiểu
- Là nghĩa hiện lên trong câu văn, không toát lên từ câu chữ
- Nghĩa hiện lên trên câu văn, toát lên từ câu chữ, nhìn vào là hiểu ngay
Câu 4: Nghĩa tường minh trong giao tiếp được sử dụng
- Không rộng rãi
- Rộng rãi
- Thi thoảng mới được sử dụng
- Không được sử dụng
Câu 5: Nghĩa hàm ẩn là
- Những nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được
- Những nghĩa không ngầm chứa, không cần suy luận
- Những nghĩa ngầm chứa, không cần suy luận
- Không ngầm chứa, cần suy luận
Câu 6: Sự khác nhau của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
- Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
- Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không
- Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì không, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì có
- Nghĩa tường minh được thể hiện luôn trong câu văn còn nghĩa hàm ẩn thì có, nghĩa tường minh không cần suy luận còn nghĩa hàm ẩn thì không
Câu 7: Nghĩa hàm ẩn dựa vào
- Cách thức thể hiện
- Cách thức thể hiện và cách thức lĩnh ngộ
- Cách thức lĩnh ngộ
- Không dựa vào gì cả
Câu 8: Cách thức thể hiện của nghĩa hàm ẩn là
- Nghĩa hàm ẩn lộ trên từ ngữ
- Nghĩa hàm ẩn không có nghĩa
- Nghĩa hàm ẩn lộ ngay trên mẫu câu và từ ngữ
- Nghĩa hàm ẩn không lộ ngay trên mẫu câu và từ ngữ
Câu 9: Cách thức lĩnh hội của nghĩa hàm ẩn
- Người tiếp nhận sẽ thấy luôn nghĩa trong câu
- Người tiếp nhận tự nghĩ ra nghĩa
- Người tiếp nhận không cần tìm cách suy ra
- Người tiếp nhận phải tìm cách suy ra từ mẫu câu và từ ngữ
Câu 10: Nghĩa hàm ẩn giúp chuyển tải
- Nhiều điều ý nhị, kín đáo, sâu sa
- Điều xấu, không hay
- Những điều bí ẩn, khó hiểu
- Những điều không nên nói ra
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Nghĩa hàm ẩn còn tùy thuộc vào
- Ngữ âm
- Ngữ điệu
- Ngữ nghĩa
- Ngữ cảnh
Câu 2: Trong các câu dưới đây câu nào đúng
- Có những nghĩa hàm ẩn không tùy thuộc vào ngữ cảnh
- Hầu hết nghĩa hàm ẩn đều tuỳ thuộc vào ngữ cảnh
- Nghĩa hàm ẩn không phụ thuộc vào ngữ cảnh
- Ngữ cảnh bị nghĩa hàm ẩn chi phối
Câu 3: Thông tin được truyền đạt trong câu hỏi tu từ phải
- Không cần người khác hiểu
- Khó hiểu, khó tiếp thu
- Dễ hiểu, dễ tiếp thu
- Không cần rõ ràng
Câu 4: Nghĩa hàm ẩn còn phụ thuộc vào
- Nội dung trao đổi
- Nội dung trao đổi trước đó của người nói, người nghe
- Nội dung trao đổi sau đó
- Không phụ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó
Câu 5: Nghĩa hàm ẩn làm cho giao tiếp
- Nhanh chóng, gọn gàng
- Uyển chuyển, phong phú, thú vị
- Rõ ràng, mạch lạc
- Ngắn gọn, súc tích
Câu 6: Trong văn học nghĩa hàm ẩn được sử dụng
- Rất phổ biến
- Không phổ biến
- Không được sử dụng
- Hiếm khi sử dụng
Câu 7: Trong giao tiếp nghĩa hàm ẩn được sử dụng
- Không phổ biến
- Rất ít khi sử dụng
- Rất phổ biến
- Không sử dụng
Câu 8: Trong các câu dưới đây câu nào là nghĩa hàm ẩn
- Ăn cơm nhanh nhẹn
- Chuột chù chê Khỉ rằng hôi
- Khỉ mới trả lời “cả họ mày thơm”
- Ăn uống vô tội vạ
Câu 9: Trong các câu sau câu nào là nghĩa hàm ẩn
- Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
- Ăn dầm nằm dề
- Chú chuột đi chợ đường xa/mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Câu 10: Trong các câu sau câu nào là nghĩa tường minh
- Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Chuột chù chê Khỉ rằng hôi
- Khỉ mới trả lời “cả họ mày thơm”
- Thân em như tấm lụa đào
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nghĩa hàm ẩn của câu “có tật giật mình” là
- Chỉ người hay bị giật mình
- Chỉ người làm điều tốt giúp người khác
- Chỉ người làm điều khuất tất, ắt sẽ thấy trong lòng không được thanh thản, an yên
- Chỉ người đi ăn cắp
-----------Còn tiếp --------