Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - KNTT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Cho ngữ liệu sau:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Lục bát
  4. Song thất lục bát

Câu 2. Trong bài thơ có mấy từ láy?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 3: Trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Biện pháp so sánh
  2. Biện pháp nhân hóa
  3. Biện pháp đảo ngữ
  4. Biện pháp hoán dụ

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ Qua đèo Ngang là?

  1. Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống của con người nhưng hoang sơ 
  2. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
  3. Nỗi buồn thế sự của chủ thể trữ tình cô đơn, nhớ chồng
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Tìm từ đồng nghĩa với từ “lác đác” trong câu “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”:

  1. Lưa thưa
  2. San sát
  3. Hiu hắt
  4. Mênh mông

Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ “lom khom” trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú”:

  1. Lum khum
  2. Thẳng đứng
  3. Tiêu điều
  4. Lênh khênh

Câu 7: Có mấy đại từ trong bài thơ trên?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 8: Trong cụm từ “ta với ta”, hai từ “ta” là:

  1. Hai từ đồng âm
  2. Hai từ đồng nghĩa
  3. Hai từ trái nghĩa
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

 Câu 1. (2 điểm) 

Trong bài hát “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu có đoạn:

“Nếu không có mẹ, con cũng chỉ là đồ bỏ mà thôi

Sẽ không có nề có nếp, dù đặt mình lên cái chõ đồ xôi

Cái máy tính mà con thu âm mấy bài đầu, mẹ đổi bằng nhiều ngày đổ mồ hôi (ướt nhoè)

Giờ con đã đi làm và con kiếm tiền về, mẹ chỉ cần ngồi đó mà xơi (nước chè)

Ôi những ngày xám ngoét, gió liêu xiêu dáng mẹ gầy so

Có khi mẹ ngất giữa đường vì cả ngày chẳng có gì no

Mẹ không dám ăn, không dám mặc, không dám tiêu cũng chỉ vì lo (lo cho con)”

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về đoạn trích trên?

Câu 2. (4 điểm)

Có ý kiến cho rằng “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Anh chị hãy phân tích bài thơ Thu điếu để làm rõ ý kiến trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

C

D

A

A

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

  • Trình bày cảm nghĩ của em về sự hi sinh của mẹ đối với con.

+ Mẹ “đặt những viên gạch đầu đời” cho con.

+ Mẹ hi sinh thầm lặng nuôi con khôn lớn

+ Thể hiện sự yêu thương, kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ.

+ Liên hệ thực tế

2 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0,5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Cảnh sắc trời thu Bắc Bộ qua không gian, màu sắc, hình ảnh….

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

  • Giải quyết vấn đề

+ Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến

+ Cảnh sắc trời thu Bắc bộ: ao thu, chiếc thuyền câu, ngõ trúc…..

+ Cảnh sắc trời thu Bắc Bộ qua màu sắc: Xanh biếc, trong veo,…

+ Thể hiện nỗi niềm thầm kín của nhà thơ.

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

2 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

1

0

1

0

 

 

 

 

 

 

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

6

0

 

 

 

 

 

 

3

Viết

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

6

Tổng số câu TN/TL

1

0

7

0

0

1

0

1

8

2

10

Điểm số

0.5

0

3.5

0

0

2

0

4

4

6

10

Tổng số điểm

0.5 điểm

5%

3.5 điểm

35%

2 điểm

20%

4 điểm

40%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1

1

 

 

 

 

 

 

VĂN BẢN QUA ĐÈO NGANG

Nhận biết

 

  • Nhận biết được thể thơ mà bài sử dụng

 

1

 

C1

 

Thông hiểu

 

  • Xác định được nội dung chính của bài

 

1

 

 

C4

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

0

6

 

 

 

Nhận biết

  • Xác định từ láy có trong bài

  • Xác định biện pháp tu từ có trong câu thơ

  • Xác định đại từ trong bài

  • Xác định từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ đã cho

 

6

 

C2,3,5,6,7,8

 

VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng cao

  • Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích  trong bài hát “Mang tiền về cho mẹ”

  • Phân tích bài thơ Thu điếu để làm rõ ý kiến “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”

2

 

 

C1,2 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com