Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 11: Phản xạ âm

Soạn mới Giáo án KHTN 7 cánh diều bài Phản xạ âm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 11. PHẢN XẠ ÂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS có thể:

·      Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

·      Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được một số hiện tượng đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tập: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

·      Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo :  Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.

- Năng lực riêng:

·      Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm khi gặp vật cản đề phản xạ ít nhiều. Có vật phản xạ âm tốt, có vật phản xạ âm kém.

·      Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Phân biệt được phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành. Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.

3. Phẩm chất:

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

·      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Các dụng cụ thí nghiệm trong bài học.

2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu: Đưa ra các ví dụ, câu hỏi thực tiễn gần gũi với các em HS để khơi gợi hứng thú học tập.

b, Nội dung: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm: đáp án của HS cho câu hỏi mở đầu.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi mở đầu: Ở trong các rạp chiếu phim, nhà hát,… người ta thường thiết kế tường không bằng phẳng và sử dụng các lớp rèm bằng vải. Em có biết vì sao lại như vậy không ?   

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Đáp án: Vì bề mặt tường gồ ghề và rèm vải đều là các vật phản xạ âm kém, nên sẽ hạn chế được âm phản xạ, từ đó hạn chế tiếng vang, giúp người nghe nghe được âm thanh rõ nét hơn.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Tại sao có những vật liệu phản xạ âm tốt, có những vật liệu phản xạ âm không tốt, chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 11. Phản xạ âm để trả lời cho câu hỏi này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phản xạ âm

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm âm phản xạ và nêu được một số ví dụ về âm phản xạ.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các yêu cầu và câu hỏi của GV.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu một vài ví dụ về âm phản xạ:

+ Khí hét lớn trên vách núi ta nghe thấy tiếng vọng lại

+ Khi ta hét và 1 cái giếng ta cũng nghe thấy tiếng của ta vọng lại.

=> Vậy tiếng vọng đó là gì?

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm về âm phản xạ.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 sgk trang 62 và lấy một vài ví dụ về âm phản xạ trong cuộc sống.

 

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Phản xạ âm

 

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.

- Trả lời câu 1 sgk trang 62:

Người này có nghe thấy âm phản xạ. Vì âm phát ra sẽ gặp vách núi, và phản xạ ngược trở lại.

- Ví dụ về một số trường hợp xuất hiện phản xạ âm:

+ Hét lớn vào 1 cái giếng một lúc sau ta nghe thấy tiếng vọng lại

+ Hét lớn trong hang động một lúc sau ta nghe thấy tiếng vọng lại

+ Nói chuyện trong 1 căn phòng trông, ta thấy giọng nói của mình vang hơn.

-------------- Còn tiếp ---------------

 
Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 11: Phản xạ âm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 7 mới cánh diều bài Phản xạ âm, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay