Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của phẩm chất, năng lực.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK (tr.144), thảo luận câu hỏi mở đầu bài học: Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trao đổi ý kiến với với bạn để đưa ra dự đoán cho câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
* Gợi ý:
- Dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng của chó: tăng chiều cao, tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
+ Chó con được vừa được sinh ra chưa biết mở mắt, đi lại còn khó khăn, hay bị té ngã.
+ Sau một thời gian thì sẽ biết mở mắt, đi đứng vững vàng hơn. Từ việc chỉ bú sữa mẹ thì nay sẽ có thể ăn cơm, ăn thức ăn, và gặm xương. Cơ thể sẽ cao lớn hơn.
- Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của con chó: Các cơ quan phát triển hơn, nhất là cơ quan sinh dục lớn và hoàn thiện hơn, chó phát triển tuyến sữa, chó mang thai và sinh con.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- GV tuyên dương tinh thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Đến bài hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời các CH 1,2 trang 144 SGK. + CH1: Quan sát hình 31.1 và 31.2 a. Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình b. Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loại động vật đó.
+ CH2: Quan sát hình 31.1 và 31.2 trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm những giai đoạn chính nào? + Nêu sự khác biệt về giai đoạn phôi giữa động vật đẻ con và động vật đẻ trứng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi với bạn ngồi cạnh, thảo luận câu hỏi GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện một vài nhóm trả lời, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - Đưa ra kết luận, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. => Kết luận: - Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể. - Con non sinh ra có thể có hình thái giống hoặc không giống con mẹ. | I. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật. a) Mô tả vòng đời của: + Chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,chiều cao…) → Con trưởng thành có khả năng sinh sản (chia làm giống đực và giống cái)→ Khi có sự giao phối giữa giống đực và giống cái, giống cái thụ thai mang bầu và sinh ra con non. + Gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản (gà trống, gà mái)→Khi có sự giao phối với gà trống, gà mái thụ thai và đẻ trứng. + Ếch: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc (hình thái khác với con ếch trưởng thành) → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Khi giao phối với ếch đực, ếch cái thụ thai và đẻ trứng. + Muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước (hình thái khác với con muỗi trưởng thành) → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng. b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ: + Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra. + Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng. - Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. + Giai đoạn phôi: + Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non được sinh ra. - Sự khác biệt về giai đoạn phôi giữa động vật đẻ con và động vật đẻ trứng: + Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở trong trứng đã được thụ tinh. + Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ. |
Hoạt động 2: Thực hành quan sát các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác