Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật; Lấy được ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, đồng thời vận dụng những hiểu biết, quan sát trong thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển; Nêu được sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
● Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ nhận biết được sự biến đổi của sinh vật qua các giai đoạn.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích, phân tích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
- Dạy học trực quan.
- Kĩ thuật phòng tranh.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
- Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học (nếu có).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò của HS dựa trên vốn hiểu biết về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Góp phần hình thành và phát triển các biểu hiện của phẩm chất, năng lực.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống gợi mở (SGK tr.136) để HS dựa vào hiểu biết cá nhân, đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK (tr.136), đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề: Quan sát hình 29.1, mô tả sự biến đổi hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì ?
- GV khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến, đưa ra dự đoán cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trao đổi ý kiến với với bạn để đưa ra dự đoán cho câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
* Gợi ý:
- Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kích thước, khối lượng và sự phát sinh các cơ quan mới như rễ, thân, lá, hoa:
+ Gieo hạt.
+ Hạt nảy mầm.
+ Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu.
+ Cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu.
+ Cây lớn dần, tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa.
+ Cây cao, hoa nở.
=> Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã biết rằng sinh vật sẽ có quá trình lớn lên, tăng về kích thước và số lượng cá thể. Vậy trong khoa học, quá trình này được gọi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 29. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm sinh trưởng và phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển.
- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.137), thảo luận và trả lời các câu hỏi. GV chiếu video về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để HS dễ hình dung.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật. - GV cho xem video về sự phát triển và sinh trưởng ở ếch để HS dễ hiểu bài. https://www.youtube.com/watch?v=BvKqo7Oxd_U
Rút ra nhận xét: thời gian từ con ếch con đến ếch trưởng thành là quá trình sinh trưởng, thời gian từ trứng đến con ếch con là quá trình phát triển. - GV yêu cầu HS tự chia nhóm 4-6 người, thảo luận: 1, Tìm các ví dụ về sinh trưởng, phát triển. 2, Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật và cho biết tốc độ sinh trưởng có đồng đều ở các giai đoạn không? - GV cho HS quan sát hình 29.2 để HS hiểu về sinh trưởng và phát triển ở chim. Sau đó yêu cầu: + Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Quan sát hình 29.1 và 29.2 chỉ ra dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. - GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trả lời: - Sinh trưởng ở sinh vật: là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. - Phát triển ở sinh vật: là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan, hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. *Thảo luận: 1, Các ví dụ: Về sinh trưởng : + Lợn nuôi 1 tháng dài thêm 40 cm. + Trẻ em mới sinh nặng 3 – 4 kg, người trưởng thành nặng 40 – 50 kg. + Sự tăng chiều cao và đường kính của thân cây. Về phát triển : + Gà từ phôi thai tạo thành con gà hoàn thiện. + Sâu non phát triển thành bướm. + Nòng nọc phát triển thành ếch. + Cây ra lá, nảy chồi, kết trái. 2, Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau, liên tiếp, xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và phát triển hình thái mới. Tốc độ sinh trưởng không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. - Ví dụ chúng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại. - Dấu hiệu của: + Sinh trưởng: tăng khối lượng, kích thước của cơ thể, các cơ quan trong cơ thể. + Phát triển: có sự biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và sự hình thành các chức năng mới ở mỗi giai đoạn. |
----------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác