Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong ôn tập chủ đề 1 và 2.
· Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hệ thống hóa các dội dung kiến thức chủa chương.
2. Năng lực hóa học:
· Tìm hiểu thế giới tự nhiên: Hóa học giúp con người khám phá, hiểu biết về những bí ẩn của thiên nhiên.
· Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập cũng như giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
· Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.
b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật công não đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Những phát biểu sau nói về đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử, đó là loại hạt nào?
Câu 1: Hạt mang điện tích dương.
Câu 2: Hạt được tìm thấy cùng với proton trong hạt nhân
Câu 3: Hạt có thể xuất hiện với số lượng khác nhau trong các nguyên tử của cùng nguyên tố.
Câu 4: Hạt có trong lớp vỏ xung quanh hạt nhân.
Câu 5: Hạt mang điện tích âm.
Câu 6: Hạt có khối lượng rất nhỏ, có thể bỏ qua tính khối lượng nguyên tử.
Câu 7: Hạt không mang điện tích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS được chỉ định trả lời
Đáp án:
Câu 1: Proton
Câu 2: Neutron
Câu 3: Neutron
Câu 4: Electron
Câu 5: Electron
Câu 6: Electron
Câu 7: Neutron
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
GV nhận xét đáp án và đưa ra đáp án đúng.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG 3.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm cá nhân làm sơ đồ tư duy
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ: + Nhóm 1: Làm sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về nguyên tử + Nhóm 2: Làm sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về nguyên tố hóa học + Nhóm 3: Làm sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy vào bảng nhóm hoặc giấy Ao. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét thái độ làm việc. | I. Hệ thống hóa kiến thức Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về nguyên tử: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về nguyên tố hóa học Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
----------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác