Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Soạn mới Giáo án KHTN 7 cánh diều bài Phân tử, đơn chất, hợp chất. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 4. PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS có thể:

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất; hợp chất.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hợp chất, đơn chất và phân tử trong tự nhiên (dây đồng, than chì, muốn ăn, đường,…)

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra một số ví dụ về phân tử, đơn chất, hợp chất có trong đời sống.

3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Lọ cắm một số loại hoa có mùi thơm và không có mùi hoặc video, tranh ảnh về một số loại hoa, quả.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi nhớ các hiện tượng tự nhiên thường gặp, tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS tìm hiểu vấn đề mới.

b. Nội dung: GV cho HS thi kể tên các loài hoa, quả có mùi thơm.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu tên được các loại hoa, quả có mùi thơm đã biết.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức chia lớp thành 4 đội chơi thi kể tên các loại hoa, quả có mùi thơm. Lần lượt từng đội sẽ nêu tên một loại hoa, quả cho đến khi tìm ra đội chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe luật thi và hoạt động nhóm để tham gia.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện các nhóm HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Chúng ta cảm nhận được mùi thơm là do các hạt rất nhỏ trong hoa, quả tách ra, lan toả vào không khí và tác động đến khứu giác. Những hạt đó gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó. Chúng ta cùng vào  Bài 4. Phân tử, đơn chất, hợp chất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về phân tử

a. Mục tiêu:

- Nêu được các chất được tạo thành từ các phân tử, khái niệm phân tử.

- Nêu được khái niệm khối lượng phân tử, tính được khối lượng phân tử của chất theo đơn vị amu.

b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời CH1, 2; LT1, 2; VD1 trang 29 SGK; LT2 trang 30 SGK; phiếu học tập số 1, 2.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho CH1, 2; LT1, 2; VD1 trang 29 SGK; LT2 trang 30 SGK; phiếu học tập số 1, 2 và yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

1. Tìm hiểu khái niệm phân tử

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS đọc câu hỏi trong phiếu bài tập số 1 sau đó quan sát video thí nghiệm về “sự lan toả của iodine” để trả lời các câu hỏi.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

1. Nêu hiện tượng thí nghiệm trước và sau khi ngâm bình.

2. Tại sao sau khi ngâm vào nước ấm không còn nhìn thấy hạt iodine ban đầu? Tại sao ban đầu trong bình tam giác không màu sau đó lại có màu tím?

3. Nếu cho một lượng nhỏ đường ăn vào cốc đựng nước rồi khuấy, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 trang 29 SGK.

Giải thích một số hiện tượng sau:

a. Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm.

b. Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô.

 

- GV nêu câu hỏi: Các phân tử của một chất có giống nhau về hình dạng và kích thước không?

- GV yêu cầu HS trả lời CH2 trang 29 SGK, làm LT1, VD1 trang 29 SGK.

2. Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau:

(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau.

(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau.

Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao?

 

1. Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.

(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

 

1. Một số nhiên liệu như xăng, dầu,… dễ tách ra các phân tử và lan toả trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn?

 

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu khái niệm khối lượng phân tử.

- GV hướng dẫn HS cách tính khối lượng phân tử nước:

1. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử ).

2. Khối lượng phân tử nước:

Mnước = 2  1 + 1  16 = 18 (amu).

- GV yêu cầu HS thực hiện LT2 trang 30 SGK, làm phiếu học tập số 2:

2. Dựa vào hình 4.3, tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Cho khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố như sau: H = 1 amu; C = 12 amu; O = 16 amu.

Hãy tính khối lượng của các phân tử:

a. Phân tử oxygen gồm 2O.

b. Phân tử khí carbon dioxide gồm 1C và 2O.

c. Phân tử acetic acid gồm 2C, 4 H và 2O.

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát video thí nghiệm, hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

I. Phân tử

1. Khái niệm phân tử.

- Đáp án phiếu bài tập số 1:

1. Hiện tượng:

- Trước khi ngâm bình: iodine màu tím đen, bình không màu.

- Sau khi ngâm bình thấy được: không còn hạt iodine, có màu tìm trong bình.

2. Giải thích: Iodine đã tách ra thành các hạt vô cùng nhỏ màu tím lan toả khắp bình, vì vậy không nhìn thấy iodine ở đáy bình.

3. Hiện tượng:

- Trước khi khuấy thấy được các hạt đường trong cốc nước.

- Sau khi khuấy không thấy các hạt đường trong cốc nước, nước trong cốc có vị ngọt.

- Giải thích: Đường đã tách ra thành các hạt vô cùng nhỏ lan toả vào nước, vì vậy sau khi khuấy không thấy được các hạt đường trong cốc nước và nước có vị ngọt.

Đáp án CH1 trang 29 SGK

a. Do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan toả vào không khí.

b. Do cá phân tử nước tách ra, lan toả vào không khí.

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng. 

 

 

Đáp án CH2 trang 29 SGK:

Ý kiến (1) đúng vì nước đá, nước lỏng và hơi nước đều được cấu tạo từ một phân tử nước. Chúng chỉ khác nhau về độ bền liên kết giữa các phân tử nước với nhau.

 

Đáp án LT1 trang 29 SGK:

Phát biểu đúng là phát biểu (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

 

 

Đáp án VD1 trang 29 SGK:

Cần phải đậy nắp kín để tránh các phân tử tách ra, lan ra ngoài. Hơn nữa, để nhiên liệu xa các nguồn lửa vì nhiên liệu là những chất dễ cháy. Khi ngọn lửa bắt được các phân tử xăng, dầu thì dễ gây cháy nổ.

Kết luận: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

2. Khối lượng phân tử.

 

 

 

 

 

Đáp án LT2 trang 30 SGK:

+ Khối lượng phân tử Fluorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử F (19 amu) là:

MFluorine = 2  19 = 38 amu.

+ Khối lượng phân tử Methane được cấu tạo từ 1 nguyên tử C (12 amu) và 4 nguyên tử H (1 amu) là:

MMethane = 12  1 + 1  4 = 16 amu.

- Đáp án phiếu học tập số 2:

a. MOxygen = 216 = 32 amu

b. MCarbondioxide = 12  1 + 16  2 = 44 amu

c. MAceticacid = 12  2 + 1  4 + 16  2 = 60 amu.

----------------- Còn tiếp -----------------

 
Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 7 mới cánh diều bài Phân tử, đơn chất, hợp chất, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay