Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
● Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
● Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
● Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp. Biết đánh giá năng lực, nguyện vọng và khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. Chủ động gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhắc lại được khái niệm quang hợp và giải thích được hiện tượng của quang hợp.
● Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp. Đề xuất và đặt câu hỏi để làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố đó tới quá trình quang hợp.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dựa trên hiểu biết và các dữ liệu có được, HS nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh từ đó có ý thức trong suy nghĩ và hành động.
3. Phẩm chất:
● PC1 - Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thiên nhiên, trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
● PC2 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
● PC5 - Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên…
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật động não, khăn trải bàn, trò chơi học tập.
- Dạy học trực quan.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
- Tranh, ảnh về vai trò của quang hợp
- Video liên quan đến tác hại của việc phá rừng, không bảo vệ cây xanh
- Dụng cụ để chiếu tranh ảnh
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Sử dụng câu hỏi và hình ảnh trong sgk để khởi động, tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi vào bài học.
b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, HS đưa ra dự đoán và chia sẻ hiểu biết của bản thân về cách chăm sóc cây xanh.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu dự đoán và chia sẻ câu trả lời trước lớp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh phần khởi động SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trng nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hóa giấy sau một thời gian?
+ Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng quang hợp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và đưa ra dự đoán cho câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
*Gợi ý:
- Dự đoán:
+ Cây hoa giấy không thể quang hợp bình thường.
+ Lá cây sẽ bị úa màu sau một thời gian dài ở trong nhà.
- Phương trình quang hợp:
=> Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: Nước, Carbon dioxide, Ánh sáng, nhiệt độ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Bài 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
Hoạt động 1. Tìm hiểu yếu tố ánh sáng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp.
b. Nội dung: GV tổ chức đọc thông tin sgk, sử dụng hình 19.2, 19.3, bảng 19.1, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc nơi thoáng đãng, cây ưa ánh sáng yếu thường mọc dưới tán cây khác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã kết luận: Đặc điểm của loài thực vật và các yếu tố môi trường như ánh sáng, hàm lượng carbon dioxide, nước, nhiệt độ… đều ảnh hưởng đến quang hợp. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận trả lời: + Theo em, nhu cầu ánh sáng của các loài cây có giống nhau không? + Lấy ví dụ về những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu? - Sau khi HS trả lời, GV đặt câu hỏi để HS chốt lại kiến thức: Theo em, cây ưa ánh sáng mạnh và cây ưa ánh sáng yếu thường mọc ở chỗ nào? - GV chốt kết luận, yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập và vận dụng trang 93 sgk: Em hãy quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao? + Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm? - Sau khi HS trả lời, kết luận. - GV chiếu hình ảnh thí nghiệm, mô tả và giải thích thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của cành rong đuôi chó. - GV đặt câu hỏi: Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp ở rong đuôi chó như thế nào? - GV cho HS đọc mục em có biết để tìm hiểu về “Cường độ quang hợp”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV, kết hợp thông tin sgk, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đứng dậy trả lời câu hỏi - GV chỉ định một số HS bất kì nhận xét câu trả lời của bạn, đóng góp ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp 1. Ánh sáng - Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Bao gồm: + Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh: nha đam, thông, bạch đàn, rau muống… + Nhóm cây ưa ánh sáng yếu : diếp cá, tía tô, dương xỉ… => Cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc nơi thoáng đãng, cây ưa ánh sáng yếu thường mọc dưới tán cây khác.
*Luyện tập, vận dụng tr93: - Trong hình 19.2, ta thấy: + Hình a cây ưa ánh sáng yếu vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác (mít, cau, …) + Hình b cây ưa ánh sáng mạnh vì phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, mọc nơi thoáng đãng. - Một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng ban đêm để giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.
*Trả lời câu hỏi tr94 sgk: Cường độ ánh sáng càng mạnh → cường độ quang hợp càng mạnh → Số lượng bọt khí oxygen sinh ra càng nhiều và ngược lại. => Kết luận: Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp: + Khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại. + Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị đốt nóng, làm giảm hiệu quả quang hợp. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác