Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong, HS sẽ:
● Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người).
● Mô tả được quá trình trao đổi chất dinh dưỡng ở động vật, lấy được ví dụ: Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, video, tranh ảnh) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);
● Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh ảnh mô hình, học liệu điện tử), ví dụ hai vòng tuần hoàn ở người.
● Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống,...).
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật trong đời sống.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước, sự biến đổi và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật.
● Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật và vai trò của quá trình này; Nhận biết được những trường hợp nào có vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống.
● Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật; Trình bày được những vận dụng quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong đời sống.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống như ăn uống đầy đủ, đảm bảo nhu cầu nước và bảo vệ sức khỏe, vấn đề vệ sinh ăn uống…
3. Phẩm chất:
● Chăm chỉ, tích cực hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân
● Có ý thức tìm hiểu, hứng thú và say mê với môn khoa học tự nhiên
● Có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● Giáo án, sgk, sbt
● Video, hình ảnh liên quan đến bài học.
● Tìm hiểu kiến thức mở rộng về quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể động vật.
● Máy tình, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh:
● Sgk, Sbt
● Tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và thoải mái cho HS, giúp HS củng cố lại kiến thức bài học cũ, gợi mở nội dung cho bài học mới.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS đưa ra câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra đáp án đúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi, gọi HS đứng dậy trả lời:
Câu 1. Tục ngữ có câu “Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”. Em hãy chỉ ra các yếu tố quan trọng đối với trồng trọt được nhắc đến trong câu?
Câu 2. Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS lên bảng trả lời (kiểm tra bài cũ).
Gợi ý:
Câu 1. Bốn yếu tố quan trọng được nhắc đến trong câu:
● Nước: là yếu tố quan trọng nhất vì nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào. Đối với thực vật, nước tham gia hầu hết mọi hoạt động sống của cây.
● Phân: là yếu tố quan trọng thứ hai, đây là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
● Cần: kĩ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng thứ ba. Người nông dân cần tìm tòi, nghiên cứu để cải tiến các phương pháp gieo trồng, kĩ thuật canh tác.
● Giống: quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Một giống có năng suất cao nhưng không cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng và chăm sóc không tốt thì cũng không đạt hiệu quả kinh tế cao.
=> Cần phải có sự phối hợp tất cả bốn yếu tố trên để tạo nên những loại cây tròng có năng suất và chất lượng tốt nhất.
Câu 2. Nếu bị thiếu nước và chất dinh dưỡng dẫn đến cây không sinh trưởng và phát triển tốt, giảm năng suất, héo và có thể chết.
Nếu thừa nước và chất dinh dưỡng có thể gây ngập úng, cây không hút được nước -> cây chết.
- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và đặt vấn đề: Như các em cũng đã biết, thực vật có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng. Động vật không thể tự tổng hợp chất hữu cơ như thực vật mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể. Vậy động vật thu nhận nước và các chất dinh dưỡng bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong Bài 26. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu nước của cơ thể động vật và người
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nhu cầu sử dụng nước của cơ thể động vật và con người.
b. Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, sử dụng phương pháp hỏi – đáp, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được nhu cầu nước của động vật và người khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhu cầu nước của cơ thể động vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk: 1. Động vật có nhu cầu nước như thế nào? 2. Từ thông tin trong bảng 26.1 nhận xét về nhu cầu nước ở một số động vật. Tại sao nhu cầu nước khác nhau giữa các động vật và ở các nhiệt độ khác nhau? 3. Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như nhu cầu nước của bò lấy thịt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS bắt cặp với bạn bên cạnh, tiếp nhận nhiệm vụ, đọc thông tin, trao đổi, thảo luận. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại đáp án về nhu cầu nước của cơ thể động vật.
*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu nhu cầu nước của cơ thể con người Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức và thông tin sgk, trả lời câu hỏi: + Theo em, nước có cần thiết cho con người? Nước chiếm bao nhiêu % trong cơ thể người? + Nhu cầu nước của con người như thế nào? + Nêu các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày? - GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm về mục “Tìm hiểu thêm” trang 123 sgk. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS giữ nguyên cặp đôi, tiếp nhận nhiệm vụ, đọc thông tin, trao đổi, thảo luận. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại đáp án về nhu cầu nước của cơ thể con người và kết luận chung | I. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT 1. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người 1. Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường. 2. Nhu cầu nước ở mỗi loại động vật là khác nhau. Cùng một cơ thể động vật nhưng nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. - Vì mỗi loài có cấu tạo, hoạt động sinh lí và sống trong các điều kiện môi trường khác nhau. - Nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước của động vật tăng là do cơ chế thoát mô hôi để điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể 3. Bò sữa phải mất đi một lượng nước rất lớn trong lượng sữa sản xuất ra mỗi ngày. Do đó, nếu như cung cấp lượng nước cho bò lấy sữa giống bò lấy thịt thì lượng sữa thu được sẽ ít đi.
* Nhu cầu nước của cơ thể con người: + Nước chiếm 60 – 70% khối lượng cơ thể người -> Nước cần thiết cho con người. + Mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước, trẻ nhỏ cần 1 lít nước. + Để đảm bảo đủ nước, cần uống đủ nước, ăn thêm các loại rau xanh và hoa quả mọng nước. *Kết luận: - Nhu cầu nước của động vật phụ thuộc vào loài, kích thước và cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường, cường độ hoạt động cơ thể. - Cơ thể được cung cấp nước qua thức ăn và nước uống. |
------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác