Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
● Ôn tập, củng cố lại kiến thức về tốc độ
● Luyện tập cách vận dụng kiến thức về tốc độ vào cuộc sống
● Hệ thống hóa lại kiến thức của chương IV.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, ôn tập các vấn đề yêu cầu của kiến thức đã học về tốc độ.
● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để tạo ra sản phẩm thảo luận nhóm.
- Năng lực về vật lí:
● Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Xác định các vấn đề về tốc độ như chuyển động của vật nhanh hay chậm, dụng cụ dùng để đo tốc độ.
● Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, giải bài toán liên quan đến tốc độ.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về tốc độ ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
● Trung thực trong việc báo cáo kết quả thực hiện
● Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị kĩ các nội dung của bài học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● SGK, SGV, giáo án
● Hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
● PPT trình chiếu (nếu có)
● Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
● Xem trước hệ thống lại kiến thức chương IV: Tốc độ
● Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
● Công cụ hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức tốc độ
● Đồ dùng học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức HS chơi trò chơi “Tìm mảnh ghép”
c. Sản phẩm học tập: HS tìm ra được các mảnh ghép giống kết quả.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các tổ, mỗi tổ thực hiện đi tìm mảnh ghép theo thời gian quy định, hết thời gian các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu HS nêu được cách đổi km/h sang m/s và ngược lại.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trả lời theo yêu cầu.
- GV theo dõi và quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi đại diện các tổ trình bày đáp án của nhóm mình
● 36 km/h và 10 m/s 54 km/h và 15m/s
● 90km/h và 25m/s 18 km/h và 5m/s
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung và đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề cần tìm hiểu trong trò chơi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động. Hệ thống lại kiến thức trọng tâm
a. Mục tiêu: HS ghi nhớ lại các kiến thức đã học trong chương tốc độ.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động theo nhóm, HS chia sẻ, thảo luận, trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại được kiến thức đã học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi lý thuyết PHIẾU BÀI TẬP 1 vào bảng nhóm, nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức của chương 4-Tốc độ. (phiếu bài tập1 ở cuối bài học) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm, ghi nhớ lại kiến thức và chia sẻ, thống nhất câu trả lời. - GV phát dụng cụ cho các nhóm, theo dõi, gợi ý và hướng dẫn các bước cho HS tiến hành, giúp đỡ cho các nhóm còn yếu hơn. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. => Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ. | Câu 1. - Tốc độ đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. - Công thức tính tốc độ: Trong đó: + v là vận tốc (km/h, m/s…) + S là quãng đường (km, m…) + t là thời gian (giờ, giây…) Câu 2. Cách đo tốc độ: + Đo bằng đồng hồ bấm giây + Đo bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện + Đo bằng thiết bị “bắn tốc độ” Câu 3. - Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi có hình dạng là một đường thẳng. - Dựa vào đồ thị tốc độ chuyển động chúng ta có thể biết được thời gian chuyển động, quãng đường vật chuyển động và vận tốc của vật đó. Câu 4. Để so sánh tốc độ chuyển động của hai vật ta cần lưu ý: Hai chuyển động đó có tốc độ cùng đơn vị đo. Câu 5. Sơ đồ tư duy (ở dưới hoạt động) |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác