Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động, tìm hiểu nhằm thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong ôn tập chủ đề 3.
· Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hệ thống hóa các nội dung kiến thức của chương.
· Giải quyết các vấn đề sang tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.
2. Năng lực hóa học:
· Hệ thống hóa được kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học.
· Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các bài tập ôn tập chủ đề.
3. Phẩm chất
· Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tim vào khoa học
· Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.
b) Nội dung: GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì trả lời ngay lập tức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Hãy phân loại các chất sau và cho biết khối lượng phân tử của chúng.
2. Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen.
3. Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen.
4. Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen.
5. Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS được chỉ định trả lời
Đáp án:
1. Đơn chất, 28 amu
2. Hợp chất, 56 amu
3. Đơn chất, 48 amu
4. Hợp chất, 46 amu
5. Hợp chất, 60 amu
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
GV nhận xét đáp án và đưa ra đáp án đúng.
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 3.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, giúp HS hệ thống hoá được kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, công thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức %, công thức tính khối lượng phân tử, phương pháp tìm công thức hoá học.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công nhiệm vụ: Thiết kế sơ đồ tư duy tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy vào bảng nhóm hoặc giấy Ao. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét thái độ làm việc. | I. Hệ thống hóa kiến thức Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chủ đề 3:
|
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác