Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong, HS sẽ:
● Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
● Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
● Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của các chất khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật thông qua sgk và các nguồn học liệu khác.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình trao đổi khí, mô tả được cấu tạo của khí khổng, mô tả được sự trao đổi khí qua tế bào khí khổng và các cơ quan hô hấp ở người.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
● Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá và qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật.
3. Phẩm chất:
● Chăm chỉ, tích cực học tập và hoạt động
● Cẩn thận, khách quan và trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận
● Yêu thiên nhiên, tích cực trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh hệ hô hấp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● Giáo án, sgk, sbt
● Tranh ảnh về cơ quan trao đổi khí và quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật
● Video về quá trình trao đổi khí ở các loài sinh vật
● Video các sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật
● Máy tình, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh:
● Sgk, Sbt
● Tìm hiểu tư liệu liên quan đến quá trình trao đổi khí ở sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm lí thoải mái cho HS trước khi bước vào bài học, bước đầu khơi gợi nội dung của bài học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi mở đầu trong sgk, HS thảo luận, suy nghĩ, trả lời
c. Sản phẩm: HS trả lời được hoạt động hít vào thở ra do cơ quan hô hấp thực hiện sẽ đảm bảo quá trình hô hấp của tế bào trong cơ thể.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi: Tế bào trong cơ thể cần khí oxygen và thải khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Cơ thể đảm bảo quá trình đó bằng cách nào và do cơ quan nào thực hiện?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS phân tích câu hỏi, suy nghĩ, tìm câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: GV gọi 2 – 3 bạn đứng dậy đưa ra câu trả lời của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
● Tế bào trong cơ thể cần khí oxygen và thải khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Cơ thể đảm bảo quá trình đó bằng cách hít vào (để lấy khí oxygen) và thở ra (để thải khí carbon dioxide).
● Quá trình này do cơ quan hô hấp thực hiện.
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 23. Trao đổi khí ở sinh vật
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS biết được khái niệm trao đổi khí, biết sử dụng hình ảnh để mô tả quá trình trao đổi khí.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc thông tin sgk mục I, quan sát hình 23.1, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm, mô tả được sự trao đổi khí và mối liên quan của việc trao đổi khí và hô hấp ở tế bào sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là trao đổi khí? + Hoàn thành bảng sau:
- Sau khi HS trả lời, GV chốt lại khái niệm và phân tích về cơ chế khuếch tán. - GV yêu cầu HS: Câu 1. Quan sát hình 23.1, mô tả sự trao đổi khí ở sinh vật? Câu 2. Sự trao đổi khí và hô hấp ở tế bào cơ thể sinh vật có liên quan như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ sgk, từ GV suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đứng dậy trả lời, nêu khái niệm, trình bày quá trình trao đổi khí ở sinh vật, từ đó rút ra cơ chế hoạt động của trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại nội dung. | I. Khái niệm trao đổi khí ở sinh vật - Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường. - Trao đổi khí ở thực vật và động vật:
- Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán *Trả lời CH: C1. Sự trao đổi khí ở sinh vật: Khí được khuếch tán vào bề mặt trao đổi khí rồi vào các tế bào để thực hiện quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp sẽ chuyển hóa thành năng lượng, nước và thải ra khí , khí được vận chuyển ra khỏi các tế bào rồi qua bề mặt trao đổi khí để đưa ra ngoài môi trường. C2. - Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động trao đổi khí. - Trao đổi khí cung cấp khí oxygen – nguyên liệu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào đồng thời giúp đào thải khí carbon dioxide – sản phẩm thải của quá trình hô hấp tế bào ra ngoài. => Sự trao đổi khí và hô hấp ở tế bào cơ thể sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu một trong hai quá trình dừng lại thì quá trình còn lại cũng không thể diễn ra. |
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác