Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 28: Tập tính ở động vật

Soạn mới Giáo án KHTN 7 cánh diều bài Tập tính ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 28. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong, HS sẽ:

●       Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoa.

●       Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

●       Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

●       Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

●        Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật trong thực tiễn. Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên.

●        Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

●        Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

●        Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

●        Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

●        Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

●        Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của GV trong bài học.

●        Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       Giáo án, sgk, sbt

●       Tài liệu, video, hình ảnh liên quan đến bài học.

●       Tìm hiểu kiến thức mở rộng về tập tính ở động vật.

●       Máy tình, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh:

●       Sgk, Sbt

●       Tìm hiểu tư liệu liên quan đến tập tính ở động vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm giác hứng thú cho HS trước khi vào bài học thông qua câu hỏi mở đầu, bước đầu khơi gợi cho HS về nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời mèo vồ chuột, chuột chạy là cảm ứng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi hình ảnh, mô tả hoạt động của mèo và chuột, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, giải thích hiện tượng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

Gợi ý:

- Hoạt động của mèo và chuột:

+ Hoạt động của mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột.

+ Hoạt động của chuột là chạy trốn mèo.

=> Kết luận: Hoạt động của mèo và chuột cũng được coi là một chuỗi cảm ứng vì đây đều là những phản ứng của mèo hoặc chuột trước kích thích của môi trường.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt HS bước vào nội dung Bài 28. Tập tính ở động vật

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

a. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tập tính ở động vật, phân biệt được hai dạng tập tính ở động vật là tập tính bẩm sinh và tập tính học được, nêu được một số ví dụ minh họa về các dạng tập tính ở động vật.

b. Nội dung: GV cho HS khai thác kênh hình, kênh chữ mục I, thảo luận và trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, nắm được khái niệm, nêu ví dụ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Như ở hoạt động mèo đuổi bắt chuột ở phần khởi động, chuỗi phản ứng mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột, chuột chạy trốn mèo được gọi là tập tính của động vật. Vậy, theo em, tập tính là gì?

- GV yêu cầu HS: Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết?

 - Từ khái niệm, ví dụ, GV yêu cầu HS: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

- GV chiếu hình 28.2 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với mỗi tính đối với động vật, con người ở các hình a, b, c, d.

+ Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được?

- GV kết luận ý chính, cho HS tìm hiểu mục “Em có biết” để tìm hiểu tập tính bảo vệ lãnh thổ của một số loài.

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện thí nghiệm, tìm hiểu một số tập tính của động vật, báo cáo kết quả (trang 135 sgk).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin lần lượt tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV vừa hướng dẫn, phân tích và hỗ trợ cho HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

I. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

- Tập tính của động vật rất đa dạng, có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

*TL câu hỏi:

a. Ý nghĩa của các tập tính:

+ Hình (a) Nhện giăng tơ là để bắt mồi và tránh kẻ thù.

+ Hình (b) Khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn là để tìm kiếm thức ăn.

+ Hình (c) Chim làm tổ để tạo nơi ở và nơi sinh sản.

+ Hình (d) Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông (nhường đường cho những phương tiện được phép đi).

b. Phân loại các tập tính:

+ Các tập tính bẩm sinh là: a, c.

+ Các tập tính học được là: b, d

 

--------------- Còn tiếp ----------------

 
Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 28: Tập tính ở động vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 7 mới cánh diều bài Tập tính ở động vật, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay