Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị), cách viết công thức hoá học.
- Viết được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
- Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.
- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Các miếng bìa cắt theo hình trong sách đựng trong các hộp (4 bộ trở lên).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung bài mới.
- Thông qua hoạt động ghép hình HS hiểu được nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo những tỉ lệ nhất định. Từ đó cho HS liên hệ đến việc tìm hiểu khả năng liên kết của các nguyên tố.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ghép hình theo nhóm.
c. Sản phẩm học tập: HS ghép đúng các miếng bìa; Biểu thị được kết quả ghép bằng kí hiệu hoá học và các chữ số.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ ghép hình sau đó yêu cầu các nhóm ghép hình và ghi kết quả ghép hình theo kí hiệu hoá học và các con số.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, hoạt động nhóm để tham gia.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm HS xung phong báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Các nguyên tố kết hợp với nhau theo những tỉ lệ nhất định. Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu tỉ lệ kết hợp giữa các nguyên tử của các nguyên tố. Chúng ta cùng vào Bài 6. Hoá trị, công thức hoá học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm hoá trị, quy tắc hoá trị
a. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Nêu được trong các hợp chất hoá trị của H là I của O là II.
- Nêu được quy tắc hoá trị, tính được tỉ lệ kết hợp giữa các nguyên tố dựa trên quy tắc hoá trị.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi và yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu khái niệm hoá trị - GV chiếu lên bảng hai mô hình liên kết của hydrogen chloride, nước và yêu cầu HS nêu: + Số electron của mỗi nguyên tử đã góp chung. + Tỉ lệ giữa các nguyên tử đã liên kết với nhau. - GV kết luận, dẫn dắt đến khái niệm hoá trị: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - GV yêu cầu HS làm CH1 trang 39 SGK. Quan sát hình 6.1, hãy so sánh hoá trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.
- GV: Thông thường, hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị bằng số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác. Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II. - GV yêu cầu HS làm LT1, LT2 trang 40 SGK. 1. Quan sát hình 6.3 và xác định hoá trị của C và O trong carbon dioxide.
2. Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hoá trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất tạo thành là bao nhiêu? - GV giới thiệu với HS về hoá trị và cách tra cứu, yêu cầu HS tìm hoá trị của một số nguyên tố trong bảng, giải thích cho HS một số nguyên tố có nhiều hoá trị.
- GV nêu: Người ta cũng xác định hoá trị của một số nhóm nguyên tử.
2. Tìm hiểu quy tắc hoá trị. - GV chiếu lên bảng tính tích hoá trị và số nguyên tử trong phân tử nước và carbon dioxides, yêu cầu HS cung cấp các thông tin còn thiếu để hoàn thiện bảng.
- GV yêu cầu HS làm CH2, LT3, LT4 trang 41 SGK. 2. Cát được sử dụng nhiều trong xây dựng và là nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh. Silicon oxide là thành phần chính của cát. Phân tử silicon oxide gồm 1 nguyên tử Si liên kết với 2 nguyên tử O. Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1, hãy tính tích hoá trị và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử silicon oxide. Nhận xét về tích đó. 3. Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hoá trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl.
4. Nguyên tố A có hoá trị III, nguyên tố B có hoá trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố đó. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình, bảng để trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Hoá trị 1. Khái niệm hoá trị. - Khi tạo thành phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
- Đáp án CH1 trang 39 SGK. - Trong hình 6.1, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử. - H và Cl đều có hoá trị I à Hoá trị của nguyên tố = số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết.
Đáp án LT1, LT2 trang 40 SGK. 1. Quan sát vào sơ đồ ta thấy, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron, nguyên tử C góp chung 4 electron để hình thành liên kết. Như vậy C có hoá trị IV, O có hoá trị II. 2. - Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng à Cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm Ne. - Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng à Cần nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm He. Liên kết giữa N và H được tạo thành bởi đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử à Đây là liên kết cộng hoá trị. + Nguyên tử N góp 3 electron à N có hoá trị III. + Nguyên tử H góp chung 1 electron à H có hoá trị I.
2. Quy tắc hoá trị
Đáp án CH2, LT3, LT4 trang 41 SGK. 2.
Nhận xét: Tích của hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của Si và O bằng nhau. 3.
Ta có: II 1 = I a à a = 2. Vậy mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl. 4.
Ta có: III x = II y = = Vậy tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố đó là 2 : 3. |
------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác