Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 14: Nam châm

Soạn mới Giáo án KHTN 7 cánh diều bài Nam châm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ 7. TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT

BÀI 14. NAM CHÂM 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học xong bài này, HS có thể:

·      Tiến hành thí nghiệm để nêu được

o   Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)

o   Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau

·      Xác định được cực bắc và cực nam của một thanh nam châm

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tập: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về sự định hướng của nam châm và tác dụng của nam châm lên các vật khác nhau.

·      Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về sự định hướng của nam châm và tác dụng của nam châm.

- Năng lực riêng:

·      Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được sự định hướng của nam châm.

·      Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra kết luận về sự định hướng của thanh nam châm tự do và rác dụng của nam châm lên các vật khác nhau.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.

3. Phẩm chất:

·      Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

·      Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh, video minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, giúp HS liên hệ tri thức đã có với kiến thức, kĩ năng sẽ học

- Dẫn dắt HS vào bài học

b. Nội dung: Giới thiệu về tác dụng của đá nam châm và ứng dụng trong thực tế hiện tế để gây tò mò cho học sinh về tính chất mà nam châm có.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ví dụ những vật dụng trong đời sống sử dụng nam châm; đưa ra dự đoán về tính chất của nam châm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

A close-up of a rock

Description automatically generated with medium confidence- GV trình bày sự phát hiện ra một loại đá được gọi là đá nam châm có khả năng giúp xác định phương hướng địa lí từ hai nghìn năm trước: Cách đây hơn hai nghìn năm, người Hy Lạp đã biết đến những viên đá màu đen có khả năng hút sắt (hình 14.1). Chúng được gọi là đá nam châm hay còn gọi là đá dẫn đường, vì chúng có thể được dùng để xác định phương hướng. Ngày nay, nam châm được dùng rất phổ biến từ các vật dụng thông thường như bộ phận giữ cánh cửa, kim la bàn,... cho đến các thiết bị hiện đại trong khoa học kĩ thuật.

- GV yêu cầu HS nêu những vật dụng trong đời sống sử dụng nam châm mà các em biết.

Bước 2 +3: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, thảo luận

- HS nêu các bộ phận ở các vật dụng sử dụng nam châm, ví dụ như: nam châm được sử dụng ở cửa tủ lạnh, nam châm giữ các tờ giấy trên bảng sắt, ở khoá cặp sách,...

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Nam châm có tính chất gì mà chúng lại được sử dụng nhiều như thế?, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 14. Nam châm

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự định hướng của nam châm

a. Mục tiêu:

- Tiến hành thí nghiệm để nêu được: Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm) khi để tự do

- Xác định được cực bắc và cực nam của một thanh nam châm   

b. Nội dung:

GV tổ chức cho HS tiến thành thí nghiệm, quán sát, rút ra kết luận về sự định hướng của nam châm

c. Sản phẩm học tập:

Từ thí nghiệm học sinh tiến hành làm rút ra được kết luận thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định. Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí. Các kí hiệu về 2 cực của nam châm và một số loại nam châm thường dùng

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Khi nam châm được treo trên đoạn dây thì trực dài của nó được định hướng như thế nào?

- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm xác định sự định hướng của thanh nam châm như hướng dẫn trong SGK – tr76  

- Từ kết quả TN, GV hướng dẫn HS đi đến kết luận về sự định hướng của thanh nam châm

à GV chốt lại kiến thức như trình bày trong SGK – tr77

- GV giới thiệu về hình ảnh một số nam châm thường dùng

Bài 21. Nam châm vĩnh cửu - Hoc24

- GV lưu ý với HS: các cực của nam châm còn được kí hiệu bằng các màu sắc (màu đỏ là cực từ Bắc; màu xanh là cực từ nam)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Trong thí nghiệm ở hình 14.2, treo thanh nam châm gần một nam châm khác thì ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm như thế nào?

Luyện tập 1 (SGK – tr76)

Cho một kim nam châm có thể quay dễ dàng trên giá đỡ (hình 14.4). Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định khi được tự do, kim nam châm này định hướng như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi tìm hiểu về sự định hướng của thanh nam châm

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS làm thí nghiệm; đại diện 1-2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả thí nghiệm

- HS đưa ra kết luận về sự định hướng của nam châm

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí

 

I. Sự định hướng của thanh nam châm

* Thí nghiệm xác định sự định hướng của nam châm (SGK – tr76)

Kết luận:

- Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí.

- Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Đầu kia của nam châm là cực từ nam kí hiệu S (South).

Đáp án Câu hỏi – tr76:

Khi treo thanh nam châm gần một thanh nam châm khác thì kết quả sẽ khác vì hai thanh nam châm này có thể hút hoặc đẩy nhau, làm cho sự định hướng ban đầu thay đổi.

Đáp án Luyện tập 1:

Khi treo thanh nam châm gần một thanh nam châm khác thì kết quả sẽ khác vì hai thanh nam châm này có thể hút hoặc đẩy nhau, làm cho sự định hướng ban đầu thay đổi.

 

 

 

------------- Còn tiếp ---------------

 
Soạn mới giáo án KHTN 7 Cánh diều bài 14: Nam châm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 7 cánh diều mới, soạn giáo án KHTN 7 mới cánh diều bài Nam châm, giáo án soạn mới khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Soạn mới giáo án KHTN 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay