Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong, HS sẽ:
● Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (thực vật và động vật).
● Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
● Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).
● Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở thực vật; Chủ động, tích cực tìm hiểu về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống.
● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.
● Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về hiện tượng cảm ứng ở thực vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật; Nêu được vai trò cảm ứng đối với thực vật; Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở sinh vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
● Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, tiến hành được thí nghiệm để tìm hiểu, khám phá về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
3. Phẩm chất:
● Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học
● Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm
● Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● Giáo án, sgk, sbt
● Tài liệu, video, hình ảnh liên quan đến bài học.
● Tìm hiểu kiến thức mở rộng về cảm ứng ở sinh vật.
● Máy tình, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh:
● Sgk, Sbt
● Tìm hiểu tư liệu liên quan đến cảm ứng ở thực vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm giác hứng thú cho HS trước khi vào bài học thông qua video về biểu hiện của cây trinh nữ, bước đầu khơi gợi cho HS về nội dung bài học.
b. Nội dung: GV chiếu video, đặt câu hỏi, HS trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video cho HS theo dõi:
https://www.youtube.com/watch?v=gAoS3RIXI9w (0:24 -> 0: 50)
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì khi quan sát lá cây trinh nữ trước và sau khi đụng vào? Theo em, đây là biểu hiện đặc trưng nào của vật sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chú theo dõi sự thay đổi của cây trinh nữ trước và sau khi chạm vào, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
Gợi ý:
- Nhận xét:
+ Trước khi tay chạm vào lá, lá của cây trinh nữ xòe rộng.
+ Khi tay chạm vào lá, lá của cây trinh nữ dần khép lại.
- Hoạt động khép lại của lá cây trinh nữ chính là biểu hiện về tính cảm ứng của thực vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, dẫn dắt HS bước vào nội dung Bài 27. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cảm ứng ở sinh vật thông qua các hiện tượng đó.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS khai thác kênh hình, kênh chữ đưa ra khái niệm và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật giúp HS hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu khái niệm cảm ứng, lấy được ví dụ, trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu khái niệm cảm ứng - GV lấy ví dụ và phân tích ví dụ trong sgk: + Ví dụ 1: Chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt ngay lại. + Ví dụ 2: Đặt chậu cây bên cửa sổ, một thời gian cây vươn ra ngoài cửa sổ. - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi 1 sgk: Hãy lấy thêm các ví dụ về cảm ứng ở sinh vật và cho biết: a. Tên kích thích và phản ứng của cơ thể đối với kích thích đó. b. Ý nghĩa của cảm ứng đó đối với cơ thể. - Từ các ví dụ HS đưa ra, GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Vì sao cảm ứng có vai trò quan trọng đối với cơ thể? Lấy ví dụ để thể hiện vai trò của cảm ứng? + Quan sát hình 27.2 và 27.3 cho biết hình thức cảm ứng của mỗi sinh vật trong hình và vai trò của mỗi hình thức đối với đời sống của sinh vật đó. (Hình 27.2 (a) cảm ứng hướng ánh sáng, (b) cảm ứng hướng tiếp xúc. Hình 27.3 (a) cảm ứng xù lông khi chim gặp nhiệt độ lạnh, (b) cảm ứng thè lưỡi của chó khi trời nóng). - GV chốt lại vai trò của cảm ứng, cho HS tìm hiểu mục “Tìm hiểu thêm” và “Em có biết”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe thông tin, tiếp nhận câu hỏi, thảo luận và trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | I. Khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật - Khái niệm: Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. - Ví dụ: + Chuột nhìn thấy mèo thì bỏ chạy + Khi tham gia giao thông, nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng xe lại. + Vào mùa đông, cây bàng rụng lá. - Vai trò của cảm ứng: Nhờ có cảm ứng mà sinh vật trả lời được các kích thích từ môi trường, từ đó giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường luôn biến đổi trong một giới hạn nhất định. |
---------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác