Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong, HS sẽ:
● Nắm vững kiến thức của chủ đề 8 trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
● Nhận biết, phân biệt và so sánh được các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.
● Vận dụng kiến thức và hoàn thành các bài tập liên quan đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực phối hợp các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hoàn thành nội dung ôn tập chủ đề 8.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề liên quan.
● Giao tiếp và hợp tác: Xác định đúng nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong ôn tập chủ đề, đánh giá được kết quả của nhóm trong ôn tập chủ đề.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
● Hệ thống hóa được kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật.
● Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
3. Phẩm chất:
● Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
● Quan tâm đến bài tổng kết, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
● Giáo án, sgk, sbt
● Hệ thống lại kiến thức đã học chủ đề 8
● Phiếu bài tập luyện tập, củng cố.
2. Đối với học sinh:
● Sgk, Sbt
● Ôn lại kiến thức đã học chủ đề 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS ôn tập thông qua hệ thống hóa kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, củng cố lại kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được các nội dung đã học trong chủ đề 8.
d. Tổ chức thực hiện:
1. Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng
● Trao đổi chất ở sinh vật là tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
● Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng:
● Qúa trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống => Sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3. Quang hợp
● Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
● Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp như: ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ.
4. Hô hấp tế bào
● Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.
● Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào như: hàm lượng nước, nhiệt độ, nồng độ carbon dioxide, nồng độ oxygen.
5. Trao đổi khí
● Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp.
● Động vật trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi.
6. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
● Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật: Nước và muối khoảng được hấp thụ vào nhờ rế lông hút, qua các tế bào ở phần thịt vỏ, đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong mạch gỗ của thân. Các chất hữu cơ do là tổng hợp được vận chuyển đến các cơ quan trong mạch rây của thân.
● Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật: Nước, các chất dinh dưỡng, sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất,…được vận chuyển trong cơ thể động vật nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. Ở người, sự vận chuyển các chất được thực hiện thông qua vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn các cơ quan.
7. Ứng dụng chuyển hóa vật chất và năng lượng trong đời sống
● Việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây giúp cây nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khỏe con người.
● Để cơ thể hoạt động bình thường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn quá thừa hoặc quá thiếu các chất cần thiết. Cần lựa chọn sử dụng các nguồn thực phẩm sạch, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo vệ sinh ăn uống, qua đó bảo vệ sức khỏe con người.
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu: HS ôn tập thông qua hệ thống bài tập, định hướng phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề bằng phương pháp hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức, hoàn thành bài tập được giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập, yêu cầu các thành viên trong nhóm, phân công nhiệm vụ, đưa ra ý kiến, hỗ trợ, chia sẻ và giúp đỡ lần nhau, hoàn thành bài tập được giao:
PHIẾU BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC Câu 1. Vẽ sơ đồ khái quát về sự trao đổi chất ở thực vật và động vật? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 2. Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như thế nào? Tại sao quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 3. Phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào dưới đây có đúng không? Vì sao? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 4. Vì sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm một mục đích giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp tế bào? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 5. Trình bày sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo bảng sau: |
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác