Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA
TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS xem video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: "Em có nhận xét gì về thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam?"
https://www.youtube.com/watch?v=VkHToQ5RXUg
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được một số nội dung pháp lí liên quan tới việc tôn trọng bản quyền thông tin, sản phẩm số - Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền.
Hoạt động 1: Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thảo luận nhóm 4, đọc và trả lời Hoạt động 1 (SGK - tr55). - GV giới thiệu: Các ví dụ nêu trong Hoạt động 1 mới chỉ nêu ra một vài hành vi xấu trên mạng. - Sau đó, GV yêu cầu HS: Em hãy kể thêm một số loại hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng. - HS đọc lại và ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố trong SGK trang 57. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGK. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa - Hoạt động 1: + Việc đánh bạn bình thường là vi phạm đạo đức, tuy nhiên ở mức độ nào đó sẽ trở thành vi phạm pháp luật, thậm chí ở mức hình sự, ví dụ gây thương tích từ 11% trở lên. Tội danh này được quy định trong khoản 1 điều 134 của Bộ Luật hình sự. + Việc không can ngăn mà quay video đưa lên mạng là vi phạm đạo đức vì đã cổ vũ cho bạo lực học đường. Còn nếu việc hành hung bạn có yếu tố xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn như cảnh cắt tóc, xé quần áo và quay phim đưa lên mạng là một hành vi phạm luật, có thể bị truy tố với tội danh làm nhục người khác được quy định trong điều 135 của Bộ Luật hình sự. + Internet làm trầm trọng sự việc vì tính quảng bá mạnh: nhanh, rộng và lâu dài, chưa kể nhiều người đọc còn bình phẩm theo chiều hướng tiêu cực. Ngoài ra, người đưa tin còn có thể ẩn danh nên thiếu trách nhiệm hơn. - Một số hành vi xấu khi giao tiếp qua mạng như: + Đưa tin không phù hợp lên mạng. + Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép. + Gửi thư rác hay tin nhắn rác. + Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm. + Bắt nạt qua mạng. + Lừa đảo qua mạng. + Ứng xử thiếu văn hóa. Câu hỏi và bài tập củng cố: a) Một vài hành vi xấu có thể khi tranh luận trên mạng xã hội xã hội facebook: tranh luận thiếu văn hóa, đưa các nội dung sai thiếu văn hóa, đưa các nội dung sai lệch hoặc vi phạm tính riêng tư của người khác... b) Một vài hành vi xấu có thể khi gửi thư điện tử: gửi thư rác, thư gắn kèm mã độc có mục đích phát tán mã độc, gửi thư cho nhiều người có nội dung vu khống hay nhục mạ người khác... |
--------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác