Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK, SBT, vở ghi.
- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ôn tập lại cho HS kiến thức đã học của toàn bộ phần lập trình Python.
- Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho HS trước khi bước vào bài học mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Em hãy tóm tắt toàn bộ kiến thức đã học về Python vào bảng sau:
Nhóm kiến thức | Mô tả |
Kiểu dữ liệu cơ bản |
|
Lệnh gán |
|
Một số hàm có sẵn |
|
Câu lệnh rẽ nhánh if |
|
Câu lệnh lặp |
|
Kiểu dữ liệu danh sách |
|
Kiểu dữ liệu xâu kí tự |
|
Hàm, thủ tục |
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
Nhóm kiến thức | Mô tả |
Kiểu dữ liệu cơ bản | Một số kiểu dữ liệu cơ bản của Python: int: số nguyên float: số thực bool: lôgic str: xâu kí tự |
Lệnh gán | <biến nhớ> = <giá trị> x, y, x = 1, 2, 3 |
Một số hàm có sẵn | int(), float(), bool(), str(), list(), eval(), divmod(), min(), max(), round(), ord(), chr(), abs() |
Câu lệnh rẽ nhánh if | if <điều kiện>: <nhóm lệnh 1> elif <điều kiện>: <nhóm lệnh 2> else: <nhóm lệnh 3> |
Câu lệnh lặp | Câu lệnh lặp for for <biến nhớ> in range(...): <nhóm lệnh lặp> Câu lệnh lặp while while <điều kiện>: <nhóm lệnh lặp> |
Kiểu dữ liệu danh sách | A = [1, 0, "One", 10.14, True, False] Các phương thức: append(), insert(), remove(), index(), count() |
Kiểu dữ liệu xâu kí tự | st = "Thời khóa biểu" Các phương thức: upper(), lower(), tittle(), split(), join(), find() |
Hàm, thủ tục | def <tên hàm>(<tham số hàm>): <các lệnh mô tả hàm> |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành viết chương trình hoàn chỉnh trên Python - Bài 32: Ôn tập lập trình Python.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu cho HS ba nhiệm vụ của bài thực hành đều là các bài toán xuất phát từ thực tiễn và có tính liên môn. - GV cho HS đọc yêu cầu và lần lượt hướng dẫn HS hoàn thành từng nhiệm vụ của bài thực hành: + Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ từ bàn phím, ví dụ "Nguyễn Thị Mai Hương", sau đó tách riêng phần tên, họ, đệm và in ra màn hình. + Nhiệm vụ 2: Viết chương trình nhập trọng lượng của em (tính theo đơn vị N - Newton) trên Trái Đất và tính trọng lượng của em trên một hành tinh khác (ví dụ Mặt Trăng, Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Mặt Trời). + Nhiệm vụ 3: Kiểm tra tính hợp lệ của ba tham số ngày, tháng, năm. Chương trình sẽ yêu cầu nhập ba số tự nhiên: ngày, tháng, năm từ bàn phím theo khuôn dạng, ví dụ nhập 08-02-2021, chương trình sẽ thông báo bộ dữ liệu đã nhập là hợp lệ hay không hợp lệ. - GV có thể cho HS tham khảo các chương trình mẫu trong SGK trang 153 - 155. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thực hành, có thể sử dụng chương trình gợi ý trong SGK trang 153 - 155. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trình bày kết quả thực hiện. - Các HS còn lại quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV khen ngợi, khích lệ HS có tinh thần nghiêm túc thực hành và chuyển sang nội dung luyện tập. | - Nhiệm vụ 1: Chương trình có thể như sau: - Nhiệm vụ 2: Chương trình có thể như sau: - Nhiệm vụ 3: Chương trình có thể như sau: |
-------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác