Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK, SBT, vở ghi.
- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt: Em có thể đã gặp những trường hợp cần thực hiện một số công việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ, để kể tên tất cả các bạn trong lớp có 30 học sinh, em cần lần lượt đọc tên từng bạn; để đếm số lượng các số chia hết cho 3 trong khoảng từ 1 đến 50, em có thể kiểm tra lần lượt các số từ 1 đến 50 và ghi ra các số chia hết cho 3 (chẳng hạn, 3, 6, 9...) rồi đếm các số đó. Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh cho phép viết một cách ngắn gọn các bước cần thực hiện lặp đi lặp lại để tạo thành một cấu trúc lập trình gọi là cấu trúc lặp.
- GV yêu cầu HS: Em có thể xác định được trong mỗi ví dụ trên công việc nào cần phải lặp lại và được lặp lại bao nhiêu lần không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: HS giơ tay lên bảng trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung:
Công việc cần lặp lại:
- Đọc tên từng bạn: lặp lại 30 lần.
- Kiểm tra lần lượt các số từ 1 đến 50 và ghi ra các số chia hết cho 3: Thao tác xét lần lượt từng số từ 1 đến 50 chính là lệnh lặp, số lần lặp là 50.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 20. Câu lệnh lặp for.
Hoạt động 1: Lệnh lặp for
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc và thực hiện Hoạt động 1 trong SGK trang 105 theo nhóm đôi: Thực hiện đoạn chương trình sau trong chế độ gõ lệnh trực tiếp của Python để tính tổng 0 + 1 + ... + 9. Tổng này có giá trị bao nhiêu? Giải thích kết quả. - GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết: + Ý nghĩa của câu lệnh for. + Mô tả cấu trúc chung của lệnh for. - GV cho HS làm quen với các ví dụ ban đầu của lệnh lặp for: + Ví dụ 1: Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn n, với n cho trước (n = 10). + Ví dụ 2: Đếm các số nguyên nhỏ hơn n (n = 20) và là bội của 3. - GV chốt lại kiến thức: + Lệnh lặp for sẽ cần một biến để chạy trong vùng các giá trị của lệnh range(n). + Vùng range() sẽ là dãy các giá trị 0, 1, 2, ..., n - 1. + Các lệnh lặp sẽ viết sau dấu:, xuống dòng và viết thụt vào (1 tab hoặc 4 dấu cách). - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS hoạt động cá nhân để hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 106: Với giá trị n cho trước, so sánh giá trị S trong đoạn chương trình sau với tổng 1 + 2 + ... + n. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hình thành nhóm, thảo luận để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS theo dõi, chú ý lắng nghe GV hướng dẫn. - HS đọc hiểu ví dụ trong SGK. - HS ghi nhớ và củng cố kiến thức bằng cách hoàn thành bài tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Lệnh lặp for - Hoạt động 1: + Tổng có giá trị bằng 45.
+ Giải thích: Trong đoạn chương trình trên, lệnh range (10) trả lại một vùng giá trị gồm 10 số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Lệnh for sẽ thực hiện 10 lần lặp, mỗi lần lặp ứng với một giá trị k trong vùng giá trị trên. Sau lệnh lặp for trên, biến S sẽ có giá trị là tổng 0 + 1 + ... + 9 = 45. - for là lệnh lặp với số lần biết trước. Số lần lặp thường được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range(). - Cấu trúc chung của câu lệnh for: for <i> in range(m, n): <khối lệnh> - Khi m bằng 0 câu lệnh for có thể viết như sau: for <i> in range(n): <khối lệnh> Câu hỏi và bài tập củng cố: Lệnh range(1, n + 1) sẽ bao gồm các giá trị 1, 2, 3, ..., n. Do vậy đoạn chương trình trên thực sự tính tổng 1 + 2 + ... + n, với n là biến lưu một số tự nhiên nào đó cho trước.
|
------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác