Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- SGK, SBT, vở ghi.
- Điện thoại thông minh có cài ứng dụng chạy Python (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV gợi mở vấn đề: Trong Đại số, người ta dùng chữ để thay thế cho số cụ thể, ví dụ hằng đẳng thức (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 đúng cho mọi giá trị a, b. Trong các ngôn ngữ lập trình, người ta cũng dùng các kí tự hoặc nhóm các kí tự được gọi là biến (variable) để thay cho việc phải chỉ ra các giá trị dữ liệu cụ thể.
- GV đặt câu hỏi: "Theo em, sử dụng biến có những lợi ích gì?"
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những lợi ích của việc sử dụng biến và biết cách thiết lập biến - Bài 17. Biến và lệnh gán.
Hoạt động 1: Biến và lệnh gán
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc và thực hiện Hoạt động 1 trong SGK trang 91: Quan sát các lệnh sau, n ở đây được hiểu là gì? - GV nhấn mạnh để HS nắm vững ngay từ đầu: + Một biến có thể gán nhiều giá trị, kiểu dữ liệu khác nhau tại các thời điểm khác nhau. + Trong Python, biến không cần định nghĩa kiểu như trong một số ngôn ngữ lập trình bậc cao khác (ví dụ Pascal, C) - GV chú ý cho HS lệnh gán đồng thời (hay còn gọi là đa gán) cho phép gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến → Đây là lệnh rất quan trọng của Python: + Ví dụ: + Cú pháp: <var1>, <var2>, ..., <varn> = <gt1>, <gt2>,... <gtn> - HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm. - GV yêu cầu HS hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 93 theo nhóm đôi: 1. Các tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python? A. _name B. 12abc C. My country D. m123&b E. xyzABC 2. Sau các lệnh dưới đây, các biến x, y nhận giá trị bao nhiêu? 3. a, b nhận giá trị gì sau các lệnh sau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS theo dõi, chú ý lắng nghe GV hướng dẫn. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Biến và lệnh gán - Hoạt động 1: n được hiểu là biến. * Kết luận: - Biến là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình. - Cú pháp lệnh gán: <biến> = <biểu thức> - Quy tắc đặt tên biến: + Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới "_". + Không bắt đầu bằng chữ số. + Phân biệt chữ hoa và chữ thường. Câu hỏi và bài tập củng cố: 1. Các phương án A, E. 2. x = 104.0, y = 99. 3. a = 5, b = -1. |
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác