Soạn mới giáo án Tin học 10 kết nối tri thức bài 9: An toàn trên không gian mạng (2 tiết)

Soạn mới giáo án Tin học 10 KNTT bài An toàn trên không gian mạng (2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn, trình bày được một số cách đề phòng.
  • Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt trên mạng, biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  • Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc), biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm độc hại.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa khi tham gia Internet.
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập (bút, thước...).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS được gợi mở về an toàn trên không gian mạng.
  3. b) Nội dung: HS xem video về thực trạng mất an ninh mạng do tin tặc tấn công.
  4. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về an trên không gian mạng, nhận biết được mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát đoạn video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: "Những hậu quả do mất an ninh mạng (tin tặc tấn công) được đề cập đến trong video trên là gì?"

https://www.youtube.com/watch?v=aj7W87eGRUw (0:00 - 3:13)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:

- Dữ liệu quan trọng bị đánh cắp.

- Khi một chiếc máy tính văn phòng của cơ quan nhà nước bị hack, có thể dẫn tới viễn cảnh hệ thống máy tính của cả một thành phố bị tin tặc "bắt cóc tống tiền".

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Không gian mạng (Internet) là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Vậy chúng ta cần tự bảo vệ mình như thế nào, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này - Bài 9: An toàn trên không gian mạng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Một số nguy cơ trên mạng

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết được nguy cơ khi giao tiếp trên mạng trong một số tình huống cụ thể.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, làm Hoạt động 1, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi và bài tập củng cố 1,2.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được một số nguy cơ khi giao tiếp trên mạng trong một số tình huống cụ thể.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 44:

Hãy thảo luận và cho ví dụ minh họa về những nguy cơ có thể khi lên Internet để:

a) Kết bạn.

b) Xem tin tức.

c) Tải các phần mềm.

- GV cho HS đọc thông tin SGK trang 44,  trả lời yêu cầu: "Em hãy nêu một số nguy cơ thường gặp trên mạng".

- GV chia lớp thành 2 nhóm, nghiên cứu SGK và thực hiện yêu cầu:

Nhóm 1: Trình bày các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân.

Nhóm 2: Trình bày các biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt.

- HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm.

- HS làm Thực hành 1, Thực hành 2 theo nhóm đôi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra.

- HS suy nghĩ, đọc SGK.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Một số nguy cơ trên mạng

- Một số ví dụ minh họa:

a) Khi kết bạn, có thể gặp những kẻ lừa đảo. Đã có nhiều nữ sinh bị những kẻ buôn người lừa đảo làm quen, kết bạn, hứa hẹn đi làm với thu nhập cao rồi bị đưa đi bán.

b) Khi xem tin tức, có thể xem tin giả hoặc các tin gây ảnh hưởng xấu.

c) Khi tải phần mềm, có thể tải những phần mềm có chứa các mã độc hại.

- Một số nguy cơ thường gặp trên mạng là:

+ Tin giả và tin phản văn hóa.

+ Lừa đảo trên mạng.

+ Lộ thông tin cá nhân.

+ Bắt nạt trên không gian mạng.

+ Nghiện mạng.

- Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.

+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.

+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.

- Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:

+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.

+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kể bắt nạt trên diễn đàn.

+ Lưu giữ tất cả các bằng chứng.

+ Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.

+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Một số tình huống làm lộ mật khẩu tài khoản:

- Tài khoản và mật khẩu ghi chép ở sổ tay.

- Mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, "123456".

- Cho mượn tài khoản.

- Ghi mật khẩu trong một tệp trong thẻ nhớ và làm mất thẻ nhớ.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Có rất nhiều vụ lừa đảo trên mạng. Sau đây là một vài ví dụ:

- Lập trang facebook giả mạo để lừa đảo. Kẻ lừa đảo lấy thông tin trên Facebook của một người rồi lập một trang giống y hệt như vậy rồi kết bạn với các bạn của nạn nhân. Sau khi kết bạn, kẻ lừa đảo nhắn tin vay tiền.

- Dụ dỗ kinh doanh tiền điện tử với lãi suất cao.

---------------------------Còn tiếp------------------------------

Soạn mới giáo án Tin học 10 kết nối tri thức bài 9: An toàn trên không gian mạng (2 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 10 kết nối mới, soạn giáo án tin học 10 mới kết nối bài An toàn trên không gian mạng (2 tiết), giáo án soạn mới tin học 10 kết nối

Soạn mới giáo án Tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay