Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Hình vẽ trong Inkscape, thể hiện các nội dung Hoạt động (1, 2, 3).
- Một số mẫu định dạng đoạn văn bản khác như thơ, bài hát kèm minh họa hay tờ rơi, áp phích...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV vẽ hình đường thẳng (qua gốc tọa độ), parabol (đỉnh ở gốc tọa độ), tròn (tâm ở gốc tọa độ), elip (tâm ở gốc tọa độ, trục tương ứng là trục tọa độ)... lên bảng.
- GV đặt câu hỏi: Cần bao nhiêu điểm để xác định mỗi loại hình này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung: Đường thẳng, đường tròn, parabol cần 1 điểm, hình elip cần 2 điểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thiết kế đồ họa - Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản.
Hoạt động 1: Làm quen với đối tượng dạng đường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi và thực hiện Hoạt động 1: Quan sát hai hình chữ nhật ở Hình 14.1 và tìm ra điểm khác nhau giữa hai hình. - Kết thúc thảo luận, GV đưa ra kết luận: + Hình khối là đối tượng được định nghĩa sẵn, khi điều chỉnh ta thu được hình khối mới với đặc trưng không đổi. + Đối tượng tự do (đường, đường cong Bezier) là tổ hợp của một hay nhiều đoạn nối lại với nhau, các đoạn có thể điều chỉnh rời nhau để tạo ra hình dạng khác. - GV làm mẫu và hướng dẫn HS chú ý: thực hiện kéo thả chuột sau khi nháy chuột chọn môt điểm mới để xác định độ cong của đoạn vừa vẽ (điểm vừa chọn đến điểm trước đó). Độ cong của đoạn mới nhất không ảnh hưởng gì đến các đoạn phía trước. - Để xóa nhanh điểm neo cuối cùng trên đường vẽ, nhấn phím Delete trên bàn phím. - GV hướng dẫn HS không cần vẽ chính xác ngay mà chỉ cần tương đối, ta sẽ điều chỉnh đường ban đầu để thu được kết quả bằng các công cụ tinh chỉnh ở phần 2. - HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS thực hiện nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi và bài tập củng cố SGK trang 76. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS chú ý quan sát, theo dõi GV hướng dẫn. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Làm quen với đối tượng dạng đường - Hoạt động 1: + Hình 14.1a có ba đỉnh đánh dấu, hai loại kí hiệu. + Hình 14.1b được đánh dấu cả bốn đỉnh bằng hình vuông.
Câu hỏi và bài tập củng cố: Để vẽ hình một chữ nhật tròn góc nên dùng công cụ trong hộp công cụ, sau đó tinh chỉnh góc bo bằng công cụ tinh chỉnh vì khi đó các cạnh và góc của hình sau biến đổi đồng dạng, kết quả thu được vẫn là hình chữ nhật tròn góc. |
----------------------------Còn tiếp------------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác