Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa vấn đề: Nhân dịp Tết Trung thu, một doanh nghiệp dự định sản xuất hai loại bánh: bánh nướng và bánh dẻo. Lượng đường cần cho mỗi chiếc bánh nướng, bánh dẻo lần lượt là 60 g, 50 g. Doanh nghiệp đã nhập về 500 kg đường.
- GV đặt câu hỏi cho HS: "Số bánh nướng và số bánh dẻo doanh nghiệp dự định sản xuất cần thỏa mãn điều kiện ràng buộc gì để lượng đường sản xuất bánh không vượt quá lượng đường đã nhập về?"
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài 1 - Bất phương trình bậc nhất hai ẩn"
Hoạt động 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- HS nhận biết và thể hiện được bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS nhận biết được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS biết được thế nào là miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc HĐ1. GV giới thiệu 0,06x + 0,05y ≤ 500 là một bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Từ đó HS khái quát dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - HS hãy dự đoán nghiệm của bất phương trình ax + by < c phải thỏa mãn điều gì? Có bao nhiêu cặp giá trị (x; y) thỏa mãn điều đó? - GV chuẩn hóa kiến thức, cho HS phát biểu lại. Tương tự với các bất phương trình ax + by > c; ax + by ≤ c; ax + by ≥ c cũng có thể định nghĩa nghiệm và miền nghiệm như trên.
- GV hướng dẫn HS làm Ví dụ 1: + Làm thế nào để xác định được cặp số có là nghiệm của bất phương trình hay không? (Thay giá trị x, y vào để rồi xét xem có thỏa mãn ) - HS làm Luyện tập 1, theo nhóm đôi. GV gọi một số HS trả lời câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGk - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | I. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn HĐ1: Điều kiện ràng buộc đối với x và y là: 0,06x + 0,05y ≤ 500 Kết luận: - Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng sau: ax + by < c; ax + by > c; ax + by ≤ c; ax + by ≥ c, trong đó: a, b, c là những số thực cho trước với a, b không đồng thời bằng 0; x và y là các ẩn. - Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by < c (*) Mỗi cặp số (x0; y0) sao cho ax0 + by0 < c được gọi là một nghiệm của bất phương trình (*). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình (*) được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó. Ví dụ 1 (SGK - tr21)
Luyện tập 1: a) 5x + 3y < 20 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Chọn x = 1; y = 1, ta có: 5.1 + 3.1 = 8 < 20 là mệnh đề đúng. Vậy (1; 1) là nghiệm của bất phương trình. b) 3x - > 2 không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có ẩn y ở mẫu |
---------------------Còn tiếp----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác