Soạn mới giáo án Toán 10 cánh diều bài Thực hành phần mềm geogebra (1 tiết)

Soạn mới Giáo án Toán 10 cánh diều bài Thực hành phần mềm geogebra (1 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nhận biết và thực hành được một số lệnh trong phần mềm GeoGebra để biểu diễn miền nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
  • Nhận biết và thực hành được một số lệnh trong phần mềm GeoGebra để vẽ các đường conic.
  • Thực hành vẽ biểu đồ và tính các số đo xu thế trung tâm, đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm tòi, phát hiện được các bài toán thực tiễn liên quan đến hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên nhóm trong thực hành nhiệm vụ hợp tác

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các thao tác như: quan sát, nhận biết điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc lệnh,...
  • Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua các thao tác như: xác định cách thức để biểu diễn miền nghiệm, vẽ đường conic với điều kiện cho trước,...
  • Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua các thao tác như: nhận biết ngôn ngữ, kí hiệu, từ đầy đủ của các lệnh,...
  • Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Thông qua việc nhận biết tên gọi; cách thức thực hiện tính năng của các lệnh,...
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, phòng máy vi tính.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về lợi ích của việc sử dụng phần mềm Geogebra.
  3. b) Nội dung: GV giới thiệu lợi ích và địa chỉ online sử dụng phần mềm GeoGebra, HS lắng nghe.
  4. c) Sản phẩm: Nhận biết được lợi ích và địa chỉ sử dụng phần mềm GeoGebra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu: Phần mềm GeoGebra là phần mềm miễn phí, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng và có các tiện ích như: có thể chuyển nhiều ngôn ngữ, phạm vi sử dụng rất rộng (Hình học phẳng, Hình học không gian, Đại số, Giải tích, Xác suất, Thống kê, Bảng tính điện tử); chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau, có thể chạy trực tuyến (online) hoặc cài đặt vào máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và hỗ trợ rất tốt cho việc dạy học môn Toán cũng như giáo dục STEM.

 Có thể sử dụng online tại địa chỉ https://www.geogebra.org/ hoặc tải từ địa chỉ https://www.geogebra.org/download và cài đặt vào máy tính hoặc điện thoại thông minh, sau đó cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV giới thiệu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nêu lại lợi ích của việc sử dụng phần mềm GeoGebra.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành được một số lệnh trong phần mềm GeoGebra để biểu diễn miền nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ các đường conic. Chúng ta cùng vào bài Thực hành phần mềm GeoGebra"

  1. THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA

Hoạt động 1: Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

  1. a) Mục tiêu: Nhận biết cách sử dụng phần mềm để vẽ miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên máy tính hoặc điện thoại.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS các bước thực hiện một bài toán biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, HS đọc hiểu Ví dụ 1, thực hiện làm Luyện tập 1.
  3. c) Sản phẩm: Kết quả miền nghiệm của hệ bất phương trình trong Luyện tập 1 trên máy tính.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV làm rõ hai bước:

Bước 1: Mở trang GeoGebra.

Bước 2: Nhập từng bất phương trình vào ô  và bấm enter.

Khi nhập bất phương trình, chúng ta có thể nhập trực tiếp hoặc sử dụng bàn phím ảo. Khi nhập dấu “” chúng ta có thể đánh “>” sau đó nhập dấu “=”; tương tự để nhập dấu “” ta có thể đánh “<” và “=”. Sau khi nhập bất phương trình trên thì giao diện phần mềm sẽ hiển thị miền nghiệm là miền được tô màu. Nếu miền nghiệm không chứa biên (đối với bất phương trình chứa >, <) thì biên của miền nghiệm được hiển thị bằng nét đứt. Nếu miền nghiệm chứa biên (đối với bất phương trình chứa , ) thì biên miền nghiệm là đường nét liền.

 Để biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, sau khi nhập bất phương trình thứ nhất, chúng ta nhập từng bất phương trình còn lại vào ô : Miền giao có màu đậm là nghiệm của hệ bất phương trình.

- GV yêu cầu HS tư tìm hiểu Ví dụ 1 rồi áp dụng thực hành theo nhóm bốn làm Luyện tập 1. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, cử đại diện thao tác trên máy tính đã chuẩn bị sẵn cho từng nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.

1. Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bước 1: Mở trang GeoGebra (Hình 1)

Bước 2: Nhập từng bất phương trình vào ô  và bấm enter.

Khi đó, màn hình sẽ hiển thị miền nghiệm của từng bất phương trình là miền được tô màu. Miền nghiệm của hệ là miền giao của từng bất phương trình và được biểu diễn bởi miền màu đậm hơn.

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ 1 (SGK – tr105)

Luyện tập 1:

Bước 1: Mở trang GeoGebra

Bước 2: Nhập bất phương trình x – 2y + 3  0 vào ô

Và bấm enter, màn hình sẽ hiển thị như hình dưới. Miền nghiệm của bất phương trình x – 2y + 3  0 là miền được tô màu. Đường nét liền biểu thị miền nghiệm chứa các điểm nằm trên đường thẳng x – 2y + 3 = 0.

Bước 3: Tiếp tục nhập từng bất phương trình còn lại như sau:

x + 3y > -2; x  0 (x <=0). Khi đó màn hình sẽ hiển thị như hình dưới.

Miền nghiệm của hệ là miền được tô màu đậm nhất. Đường nét đứt biểu thị miền nghiệm không chứa các điểm nằm trên đường thẳng x + 3y = - 2.

Đường nét liền x = 0 (trục Oy) biểu thị các điểm nằm trên trục Oy cũng thuộc miền nghiệm.

------------------------Còn tiếp-----------------------

Soạn mới giáo án Toán 10 cánh diều bài Thực hành phần mềm geogebra (1 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 10 cánh diều mới, soạn giáo án toán 10 mới cánh diều bài Thực hành phần mềm geogebra (1 tiết), giáo án soạn mới toán 10 cánh diều

Soạn mới giáo án toán 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay