Soạn mới giáo án Toán 10 cánh diều bài 2: Tập hợp các phép toán trên tập hợp (3 tiết)

Soạn mới Giáo án Toán 10 cánh diều bài Tập hợp các phép toán trên tập hợp (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: TẬP HỢP. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nhận biết và thể hiện được các khái niệm cơ bản của tập hợp, quan hệ bao hàm giữa các tập hợp, khái niệm tập con, hai tập hợp bằng nhau.
  • Thực hiện được các phép toán trên tập hợp và vận dụng giải bài tập.
  • Sử dụng được biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp và các phép toán trên tập hợp.
  • HS nhận biết và thể hiện được các tập hợp số, một số tập con thường dùng cả tập hợp số thực.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tập hợp và các phép toán trên tập hợp, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
  • Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: giải các bài toán thực tiễn như mô tả tập hợp, đếm số phần tử của tập hợp.
  • Giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. GV:

- SGK, tài liệu  giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

- Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.

- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

  1. HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS được gợi mở về quan hệ của các tập hợp, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide, dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

 Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Chẳng hạn :

  • Tập hợp A các học sinh lớp 10D
  • Tập hợp B các học sinh tổ 1 của lớp 10D

Làm thế nào để diễn tả quan hệ giữa tập hợp A và tập hợp B?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi này, cũng như hiểu rõ hơn về tập hợp, các phép toán trên tập hợp, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.

Chương I - Bài 2 : Tập hợp, các phép toán trên tập hợp.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tập hợp. Tập con và tập hợp bằng nhau.

  1. a) Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố về tập hợp, cách cho tập hợp, các kiến thức cơ bản về tập hợp.

- Phát biểu được thế nào là tập rỗng.

- Nhận biết, thể hiện được về tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.

- Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn tập hợp.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, thực hiện các HĐ1, 2, 3, 4, 5, làm Luyện tập 1, 2, 3, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, biết cách mô tả tập hợp, xác định tập hợp bằng nhau, tập hợp con.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tập hợp

- GV cho HS thực hiện HĐ1, nêu lại cách cho một tập hợp.

+ GV nhắc lại về phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.

: phần tử a thuộc tập hợp S.

: phần tử a không thuộc tập hợp S.

- HS thực hiện HĐ2. GV giới thiệu về biểu đồ Ven: mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một chấm bên trong vòng kín, phần tử không thuộc thì ở ngoài vòng kín.

- HS đọc hiểu Ví dụ 1. GV cho HS trình bày lại.

- HS thực hiện HĐ3.

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt:

+ Giới thiệu: Tập hợp C không có phần tử nào được gọi là tập rỗng, GV giới thiệu kí hiệu.

+ Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? (có thể không có phần tử, có 1 hoặc nhiều phần tử hoặc vô số phần tử).

 Từ đó HS có nhận xét.

- GV chú ý cho HS cách viết tập hợp rỗng.

- HS thực hiện Luyện tập 1.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tập con và tập hợp bằng nhau

- GV cho HS thực hiện HĐ4.

- GV giới thiệu: Tập hợp A như vậy gọi là tập con của tập hợp B. Từ đó HS hãy khái quát thế nào là con của 1 tập hợp.

- GV chuẩn hóa kiến thức, giới thiệu kí hiệu.

+ Giới thiệu Quy ước.

+ HS hãy viết lại dưới dạng kí hiệu tập hợp A là tập con của tập B nếu mọi phần tử x thuộc A đều như thế nào?

+ GV quan hệ bao hàm và kí hiệu khi A không phải là tập con của B.

+ GV cho HS biểu diễn mối quan hệ  theo biểu đồ Ven.

- GV chú ý cho HS:

Phần tử thuộc tập hợp ta dùng kí hiệu , còn tập hợp con dùng kí hiệu .

Ví dụ: , còn tập hợp .

- HS đọc Ví dụ 2, GV hướng dẫn:

+ Để chỉ ra  phải chỉ ra điều gì?

- Tương tự HS thực hiện Luyện tập 2 theo nhóm đôi, hướng dẫn:

+ Nếu n thuộc tập hợp B thì n viết được dưới dạng nào? Xét xem n có chia hết cho 3 không?

 

- GV dẫn dắt:

+ Tập hợp A có phải là tập con của A không?

+ Nếu  và  thì tập hợp A và C có mối quan hệ gì? Vì sao?

( vì mọi phần tử thuộc tập hợp A đều thuộc tập hợp B, mà mọi phần tử thuộc B đều thuộc C).

+ GV cho HS minh họa mối quan hệ của tập A, B, C theo biểu đồ Ven.

- GV có thể hỏi thêm: Một tập hợp A luôn có tập con là tập nào?

(A luôn có tập con là  và tập A).

- HS làm HĐ5.

- GV giới thiệu: tập hợp A và B trong HĐ5 gọi là hai tập hợp bằng nhau.

Từ đó HS khái quát.

 

 

 

- GV chuẩn hóa kiến thức.

+ GV cho HS viết dưới dạng kí hiệu, nếu A = B thì mọi phần tử x thuộc A có mối quan hệ gì với B?

 

- HS đọc Ví dụ 3.

- HS làm Luyện tập 3. GV hướng dẫn: Nhận xét về mối quan hệ giữa các số chia hết cho 3 và 4 với các số chia hết cho 12.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe giảng, suy nghĩ, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu trình bày câu trả lời, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lại kiến thức.

I. Tập hợp

HĐ1. 

Có hai cách cho một tập hợp:

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp;

Chẳng hạn: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Chẳng hạn: A = {x ∈ |0 ≤ x ≤5}

HĐ2.

a)

A = {a; b; c}.

b) d ∉ A.

Ví dụ 1 (SGK – tr12)

HĐ3.

C = {x ∈ ℝ | x2 < 0}

Ta có với mọi số thực x thì x2 ≥ 0, suy ra không tồn tại số thực x để x2 < 0.

Vậy tập hợp C không có phần tử nào.

+ D = {a}

Tập hợp D có 1 phần tử, là phần tử a.

+ E = {b; c; d}

Tập hợp E có 3 phần tử.

+ ℕ= {0; 1; 2; …}.

Tập hợp ℕ là tập hợp các số tự nhiên. Tập hợp này có vô số phần tử.

Nhận xét:

- Tập hợp không chứa phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng (tập rỗng), kí hiệu Ø.

- Một tập hợp có thể không có phân tử nào, cũng có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử.

Chú ý: Khi tập hợp C là tập hợp rỗng, ta viết C= Ø và không được viết là C= { Ø }.

Luyện tập 1:

+ G ={x ∈ Z| x−2 = 0}.

Tập hợp G không chứa phần tử nào vì:
x−2 = 0 ⇔ x = ± ∉ .

+ ={1;2;3;..}.

 Tập hợp có vô số phần tử.

II. Tập con và tập hợp bằng nhau.

1. Tập con

HĐ4.

a) A = {−2; −1; 0; 1; 2}

B={−3; −2; −1; 0; 1; 2; 3}

b) Mỗi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B.

Kết luận:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết là A ⸦ B. Ta còn đọc A chứa trong B.

Quy ước: Tập hợp Ø được coi là tập hợp con của mọi tập hợp.

Chú ý:

+

+ Khi  , ta cũng có thể viết B ⸧ A

+ Nếu A không phải tập hợp con của B, ta viết .

 

Ví dụ 2 (SGK – tr13)

 

 

Luyện tập 2:

Lấy n bất kì thuộc tập hợp B.

Ta có: n chia hết cho 9

 n đều viết được dưới dạng:

 n = 9k (k∈ )

⇒ n = 3.(3k) ⋮ 3 (k ∈

⇒ n ∈ A

Như vậy, mọi phần tử của tập hợp B đều là phần tử của tập hợp A hay

B ⸦ A.

Kết luận:

Ta có các tính chất sau:

●       A ⸦ A với mọi tập hợp A

●       Nếu A ⸦ B và B ⸦ C thì A ⸦ C .

 

 

2. Tập hợp bằng nhau

HĐ5.

Ta có: B =

a) Tất cả các phần tử của tập A đều thuộc tập B nên  là mệnh đề đúng.

b) Tất cả các phần tử của tập B đều thuộc tập A nên  là mệnh đề đúng.

Kết luận:

Khi A ⸦ B và B ⸦ A thì ta nói hai tập hợp A và B bằng nhau, viết là A = B.

Chú ý:

A = B ⇔ (Ɐ x, x ∈ A ⇔ x  ∈ B).

Ví dụ 3 (SGK -tr14)

Luyện tập 3.

Ta có:

n chia hết cho 3 và 4 khi và chỉ khi n chia hết cho 12 do (3, 4) =1.

Vậy E = G.

--------------------------Còn tiếp-------------------------

Soạn mới giáo án Toán 10 cánh diều bài 2: Tập hợp các phép toán trên tập hợp (3 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 10 cánh diều mới, soạn giáo án toán 10 mới cánh diều bài Tập hợp các phép toán trên tập hợp (3 tiết), giáo án soạn mới toán 10 cánh diều

Soạn mới giáo án toán 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay