Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: SỐ TRUNG BÌNH VÀ TRUNG VỊ
- HS thấy được như cầu có một số thông tin về mẫu số liệu để so sánh, đánh giá các mẫu số liệu với nhau.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Hai phương pháp học tiếng Anh khác nhau được áp dụng cho hai lớp A và B có trình độ tiếng Anh tương đương nhau. Sau hai tháng, điểm khảo sát tiếng Anh (thang điểm 10) của hai lớp được cho như hình bên.
Quan sát hai mẫu số liệu trên, có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hơn không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:
"Để làm được điều đó, người ta thường tính toán các số đặc trưng cho mỗi mẫu số liệu rồi so sánh.
Bài học này sẽ giới thiệu về các số đặc trưng đo xu thế trung tâm, tức là các số cho ta biết thông tin về vị trí trung tâm của mẫu số liệu và được dùng làm đại diện cho mẫu số liệu''.
Hoạt động 1: Số trung bình và trung vị.
- HS tính được số trung bình và trung vị của một dãy số liệu.
- HS giải thích được ý nghĩa, vai trò của các số đặc trưng trong mẫu số liệu thực tiễn.
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, Luyện tập, đọc hiểu Ví dụ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thực hiện nhóm đôi, làm HĐ1, HĐ2. + GV cho HS nhắc lại cách tính trung bình cộng của mẫu số liệu. - GV khái quát lại công thức tính số trung bình, giới thiệu kí hiệu. - GV đặt câu hỏi: Trong trường hợp mẫu số liệu có các giá trị tương ứng với tần số thì tính số trung bình như thế nào? + GV chú ý cho HS và nhấn mạnh: n = m1 + m2 + ... + mk. - HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn HS. - HS áp dụng làm Luyện tập 1. - HS làm HĐ3. - GV đặt vấn đề: + Mẫu số liệu ở trên có số liệu nào bất thường không? (Thu nhập hàng tháng của giám đốc là 20 triệu, cao hơn 5 lần so với của nhân viên). +Trong dãy số liệu mà có giá trị bất thường thì khi đó sử dụng số trung bình còn phản ánh được đúng tính chất của mẫu số liệu không? GV giới thiệu về số trung vị và cách tìm số trung vị. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 2. GV hướng dẫn HS tính số trung vị theo các bước. + Nhấn mạnh: Trong bài toán này thì số trung vị thể hiện được đúng thu nhập công ty, dù lương giám đốc có cao hơn nữa, số trung vị cũng không đổi. - GV cho HS nêu ý nghĩa. - HS áp dụng làm Luyện tập 2. + Hs tính số trung bình, trung vị của một dãy số liệu. + Phát hiện các giá trị bất thường, so sánh và lựa chọn đại diện tốt hơn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. - Đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, các nhóm kiểm tra chéo. - HS lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ. | 1. Số trung bình và trung vị a. Số trung bình HĐ1: Điểm trung bình lớp A: 5,92 Điểm trung bình lớp B: 6,28 HĐ2: Phương pháp học của lớp B hiệu quả hơn. Kết luận: Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu x1, x2,..., xn, kí hiệu là , được tính bằng công thức: Chú ý: Trong trường hợp mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì số trung bình được tính theo công thức: , Trong đó mk là tần số của giá trị xk và n = m1 + m2 + ... + mk. Ví dụ 1 (SGK – tr78) Ý nghĩa: Số trung bình là giá trị trung bình cộng của các số trong mẫu số liệu, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu. Luyện tập 1: Thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp là: b. Trung vị HĐ3: a. Thu nhập trung bình của các thành viên trong công ty là b. Thu nhập trung bình này không phản ánh đúng thu nhập của nhân viên công ty vì thu nhập 4 triệu của nhân viên gần với mức trung bình, còn thu nhập 20 triệu của giám đốc thì lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình. Kết luận: Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường (rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác), người ta không dùng số trung bình để đo xu thế trung tâm mà dùng trung vị. Để tìm trung vị (kí hiệu là Me) của một mẫu số liệu, ta thực hiện như sau: · Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm. · Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Nếu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa của mẫu. Ví dụ 2 (SGK – tr79) Ý nghĩa: Trung vị không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường trong khi số trung bình bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường. Vì vậy, khi mẫu số liệu có giá trị bất thường người ta thường dùng trung vị đại diện cho các số liệu thống kê. Luyện tập 2: + Số trung bình: + Số trung vị: Sắp xếp lại số liệu theo thứ tự không giảm: 31; 48; 51; 52; 53; 53; 112 Vậy số trung vị là 52 + Vậy số trung vị phù hợp để đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành. |
-----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác