[toc:ul]
Trong truyện, ông lão năm lần ra biển gọi cá vàng. Biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích có tác dụng làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm.
Sự thay đổi về cảnh biển:
=> khi yêu cầu của mụ vợ càng quá quắt thì biển xanh càng dậy sóng mạnh mẽ - là thái độ của biển cả và cũng là thái độ của nhân dân.
Mụ vợ có lòng tham không đáy, ban đầu chỉ là cái máng lợn, một yêu cầu chính đáng. Càng về sau lại càng quá quắt thêm còn muốn làm Long Vuong để bắt cá vàng phục dịch cho ả, đó là tột cùng của sự bội bạc. Mụ không chỉ tham lam vô đáy mà còn bội bạc với chồng, ban đầu chỉ quát mắng ông nhưng càng về sau càng dùng lời lẽ nặng nề và giận dữ, nổi cơn thịnh nộ. Có thể nói mụ vợ đã bị của cải và quyền lực làm cho mù mắt.
Kết thúc truyện: ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ => cuộc sống vốn có ban đầu
Ý nghĩa: trừng phạt tất yếu cho kẻ tham lam bội bạc như mụ vợ nhưng kết thúc này có lẽ khiến ông lão vui lòng hơn.
Ý nghĩa hình tượng cá vàng: là công lý, hi vọng và thái độ của nhân dân với người lương thiện và kẻ tham lam bội bạc.
Theo em, không nên đặt tên như vậy vì: tên đó quá dài, không suôn mạch. Mụ vợ là nhân vật chính nhưng câu chuyện muốn tô đậm tính lương thiện của con người hơn.