Bài soạn lớp 11: Chạy giặc

Hướng dẫn soạn bài: Chạy giặc - Trang 49 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
  • Là nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân.
  • Ông được coi là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước thế kỉ XIX.

Tác phẩm:

  • Xuất xứ bài thơ: Tương truyền bài thơ được tác giả viết sau khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định (17/2/1859) khi tác giả và nhân dân chạy giặc.
  • Thể thơ: Thơ Nôm – Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
  • Bố cục bài thơ: (Theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết)
    • 2 câu đề (1,2): Tình thế hiểm nghèo của đất nước khi thực dân Pháp xâm lược.
    • 2 câu thực (3,4): Hoàn cảnh khốn khổ của nhân dân ta.
    • 2 câu luận (5,6): Tội ác của giặc xâm lược.
    • 2 câu kết (7,8): Thái độ của tác giả.
  • Nội dung: Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn. Qua đó tác giả cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả rất sống động cảnh chạy giặc để qua đó tố cáo tội ác của bọn cướp nước hại dân.

Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược...

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

Trả lời:

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả:

  • Hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.
  • " Một bàn cờ thế phút sa tay": nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường
  • Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : "lũ trẻ lơ xơ chạy", "bầy chim dáo dác bay"…
  • Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.
  • Tác giả đã thể hiện được tấm lòng của mình qua bài thơ này trước những đau thương do chiến tranh gây ra tác giả đã đồng cảm, và xót thương, qua đó cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân của ông, những hình ảnh đau thương được hiện lên trong trang thơ của ông nó đạm chất hiện thực để tố cáo tội ác tày trời.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả thực: 

  • Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.

Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Bằng phương pháp sử dụng phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Câu thơ thứ 5 và 6 đã vẽ chân thực và sống động bức tranh một vùng địa lí bao la trù phú phút chốc biến thành đống tro tàn. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp sạch "tan bọt nước". Nhà cửa, xóm làng, quê hương của nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút "nhuốm màu mây" . Hai hình ảnh so sánh "tan bọt nước" và "nhuốm màu mây" là cách nói cụ thể của nhân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.

=> Tác giả lên án tội ác càn quét, đố nhà, giết người, cướp của tàn phá quê hương.

Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết.

Trả lời:

"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc họa này"

“trang dẹp loạn”: là người anh hùng hảo hán, người xuát hiện trong triều đình phong kiến thời xưa.

“Hỏi”, “rày đâu vắng”: sự chất vấn một cách mỉa mai, chua chat. Tác giả căm phẫn, xót xa trước việc triều đình thối nát, không chăm lo cho nhân dân có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặt cứu nước, giúp dân thóat khỏi cảnh lầm than.

Tất cả những điều đó đều nói lên lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả đã thể hiện được thông điệp của mình, một người anh hùng có chí khí và có khí phách hiên ngang luôn luôn phụng sự cho đất nước.

Giọng điệu của tác giả thật đau xót có chút trách móc, nhưng đây là nơi kêu gọi to lớn quần chúng trong cả nước đoàn kết một lòng để chiến thắng được kẻ thù xâm lược, những vị anh hùng của đất nước dường như bị lãng quên

Câu hỏi ở cuối bài thơ đã làm cho người đọc day dứt và có nhiều cảm xúc nó để lại bao xót thương và cũng mang một âm hưởng hào hùng vì lời kêu gọi đứng lên xả thân vì nước của Nguyễn Đình Chiểu.

Như vậy, hai câu cuối như 1 lời kêu cứu trước cảnh giặc ngoại xâm lăng, chứa đựng bao nhiêu tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net