Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Bình Ngô đại cáo

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Bình Ngô đại cáo. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm. 

Trả lời: Đó là: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”

[Đọc] Câu 2: Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

Trả lời: 

  • Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia.
  • Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
  • Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác. 
  • Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
  • Hào kiệt: đời nào cũng có.

[Đọc] Câu 3: Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?

Trả lời: Tố cáo tội ác của kẻ thù và nỗi cực khổ của nhân dân

  • Gọi kẻ thù là: quân cuồng Minh, bọn gian tà
  • Hành động của kẻ thù: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời lừa dân, gây binh kết oán
  • Nỗi cực khổ của nhân dân: người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem bào núi đãi cát tìm vàng

[Đọc] Câu 4: Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu  đựng. 

Trả lời: Giọng điệu đầy căm phẫn, tức giận, uất ức.

[Đọc] Câu 5:  Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

Trả lời: Quân thù mạnh, lực lượng chống trả ít: "Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/.../ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc".

[Đọc] Câu 6: Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Trả lời: 

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

  Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

  Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

  Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”

[Đọc] Câu 7: Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ như thế nào với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa?

Trả lời: Mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất. 

[Đọc] Câu 8: Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Trả lời: Kết cục: sẽ bị trừng phạt thích đáng, chịu tiếng nhơ muôn đời

“Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác

 Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”

[Đọc] Câu 9: Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân. 

Trả lời:

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

  Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

  Ngày hăm lăm, bá tước Lương Linh bại trận tử vong,

 Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn…”.

[Đọc] Câu 10: Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?

Trả lời: Đó là: liệt kê những địa danh thắng trận, tên kẻ thù + các hình ảnh “lê gối dâng tờ tạ tội”, “trói tay để tự xin hàng”, “thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”.

[Đọc] Câu 11: Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước. 

Trả lời: Tư thế hiên ngang, tự tin, mạnh mẽ: 

“Kiền khôn bĩ rồi lại thái

  Nhật nguyệt hối rồi lại minh”

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo.

Trả lời: 

  • Tư cách: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”
  • Sự kiện lịch sử được tái hiện: Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh xâm lược
  • Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân
  • Mục đích: tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (quân Minh)

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Trả lời: 

  • Luận đề chính nghĩa được thể hiện ở tư tưởng yên dân và khẳng định chủ quyền dân tộc.
  • Luận đề chính nghĩa qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: tố cáo tội ác của giặc, khẳng định khởi nghĩa là việc làm vì dân diệt trừ kẻ có tội, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

Trả lời: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Trả lời:

(2): Tố cáo tội ác kẻ thù

(3): Tấm lòng vị chủ tướng và những khó khăn khi dấy quân khởi nghĩa

(4): Thất bại của kẻ thù và chiến thắng lừng lẫy của ta

(5): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Trả lời: Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Trả lời: Thể hiện:

  • Thái độ căm phẫn trước tội ác kẻ thù:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi

 Lẽ nào trời đất dung tha

 Ai bảo thần nhân chịu được?”

  • Tấm lòng của vị chủ tướng:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

 Căm giặc nước thề không cùng sống

 Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

 Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Trả lời: Vì:

  • Nhan đề tác phẩm gợi ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng
  • Quy mô, dung lượng tác phẩm lớn, gồm 4 phần có nội dung cụ thể
  • Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa cao cả cùng những nội dung lớn: khẳng định chủ quyền dân tộc, tố cáo tội ác kẻ thù, thuật lại cuộc khởi nghĩa của ta, sự thất bại của kẻ thù, tuyên bố độc lập và bài học lịch sử
  • Cách lập luận chặt chẽ, luận chứng thuyết phục, giọng điệu hùng tráng, đanh thép

[Trả lời câu hỏi] Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Trả lời: Ý nghĩa:

  • Là bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định đã dẹp yên giặc Ngô, đất nước chính thức bước vào giai đoạn hoà bình, độc lập.
  • Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình lịch sử văn học của dân tộc. 

[Kết nối đọc - viết] Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

(1) Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 của văn bản.
(2) Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Trả lời: Gợi ý đề (2)

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Bình Ngô đại cáo, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 6, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Bình Ngô đại cáo

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com