I. Bài thơ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đú năm con với một chông.
Lặn lội thân cò khi quăng vắng.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa đâm quân công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không.
II. Nội dung và ý nghĩa của bài thơ
Nội dung:
- Hình ảnh người vợ tần tảo sớm khuya hết lòng hi sinh vì chồng con được tác giả khắc họa vô cùng chân thực bằng cả tấm lòng, tình yêu của mình. Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng" làm trụ cột cho cả một gia đình. Người phụ nữ ấy chịu thương chịu khó, tựa như con cò trong ca cao xưa, chăm chỉ sớm khuya không ngại nắng mưa mò mẫn làm lụng lo cho gia đình. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa, một mực hết lòng vì chồng con, hi sinh hết thảy kể cả bản thân mình để vun vén cho gia đình
- Từ hình ảnh người phụ nữ được nhà thơ kể đến chính là tình cảm của người chồng hay của chính tác giả dành cho vợ của mình. Ông thấu hiểu được sự vất vả của vợ mình thế nên ông đã tự coi mình là cái nợ đời của bà Tú, ông cất tiếng chửi thói đời bạc bẽo nhưng vận nhận lấy trách nhiệm hững hờ của mình khi không thể giúp đỡ gì cho vợ cọn. Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bẳn đối với người phụ nữ: “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phụ xướng, phụ tuỳ” (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhân khuyết điểm thì còn gì cao đẹp hơn.
Ý nghĩa:
- Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương, sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.