Bài soạn lớp 11: Hai đứa trẻ

Hướng dẫn soạn bài: Hai đứa trẻ - Trang 94 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Thạch Lam là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo cả ba đều là thành viên chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn.
  • Thạch Lam là người lặng lẽ, sống giản dị và nghèo túng trong ngôi nhà tranh vách đất bên hồ Tây.Ông mất ngày 28 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi khi mới 32 tuổi.
  • Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh( sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân), sinh năm 1910 ở Hà Nội, ngày nhỏ từng sống cùng gia đình ở phố huyện Cẩm Giàng( tỉnh Hải Dương)
  • Ông là con thứ sáu trong một gia đình có bảy anh chi em và ai cũng được học hành và đỗ đạt.
  • Những tác phẩm chính:
    • Tiểu thuyết : Ngày mới.
    • Các tập truyện ngắn :Gió đầu mùa,Nắng trong vườn,Sợi tóc.
    • Tập tiểu luận: Theo dòng.
    • Tùy bút : Hà Nội bam sáu phố phường.

Tác phẩm:

  • Xuất xứ: “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
  • Bố cục:
    • Phố huyện lúc chiều tàn.
    • Phố huyện lúc đêm khuya.
    • Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.
  • Tóm tắt nội dung:

Truyện viết về cuộc sống tăm tối nghèo nàn của những người lao động nghèo ở 1 phố huyện bé nhỏ. Chị em Liên và An được cha mẹ giao cho trong nom 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ . Cũng như những người dân phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng , vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang 1 chút ánh sáng của Hà Nội ầm ầm chạy vụt qua ròi im tiếng trong màn đêm sâu thẳm. Phố huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh .

Câu 1: Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?

Trả lời:

  • Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám: vào buổi tan chợ, những tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một đã vang lên để gọi buổi chiều, nó hiện lên trong một không gian ở phố huyện… Đây là một không gian thực.
  • Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.
  • Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
  • Cảnh vật lúc chiều tàn thật xác xơ, trên mặt đắt vương vãi những rác rải, lũ trẻ nhanh chóng nhặt nhạnh, bòn mót. Một không gian gợi cảm giác u buồn cho người đọc.

Câu 2: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?

Trả lời:

  • Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào:
    • chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”.
    • bác phở Siêu, tối nào cũng gánh phở ra bán nhưng ở cái phố huyện nghèo này, đây là một “thứ hàng xa xỉ” mấy người ăn.
    • bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, bần bật trong yên lặng”, “thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
    • bà cụ Thi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, “cụ lảo đảo đi lần vào bóng tối”.

=> Mỗi người, một cảnh đời, một nỗi bất hạnh, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.

  • Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em Liên và An vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi. Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào?...

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Trả lời:

  • Có sống trong cảnh nhàm chán, tẻ nhạt nơi phố huyện, ta mới hiểu vì sao đêm nào Liên cũng cùng em thức để đợi đoàn tàu đi qua với “các toa đèn sáng trưng” và nhìn hút theo nó mãi... Bởi đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Nhưng như thế cũng đã là những phút giây bừng sáng hạnh phúc trong cả một ngày dài buồn chán, tẻ nhạt của hai đứa trẻ.
  • Hình ảnh đoàn tàu tượng trưng cho một cuộc sống tươi sáng hiện ra, trước khi đoàn tàu đến cảnh vật hiện lên chỉ là những cảnh mờ nhạt, không gian yên tĩnh nhẹ nhàng. Hình ảnh đoàn tàu lóe sáng thêm những tia hy vọng mới cho hai chị em, điều này làm cho họ nhớ những quãng thời gian khi còn sống ở Hà Nội, chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.
  • Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà “món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được”. Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

Trả lời:

  • Ông đã viết lên bài hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc, ở đây bài đã thể hiện những hình ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em,  tạo một không gian tươi sáng.
  • Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan đã thu hút sự chú ý của người đọc.Lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm.
  • Nghệ thuật miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

Câu 6: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Trả lời:

  • Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
  • Đồng thời, tác giả muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Thạch Lam khi ông trân trọng những ước mơ nhân bản của con người trong cảnh đời cũ trước Cách mạng.

[Luyện tập] Câu 1: Anh/chị có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết...

Anh/chị có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện? Vì sao?

Trả lời:

Tác phẩm Hai đứa trẻ với những trang văn nhẹ nhàng, đã đọng lại cảm xúc trong mỗi người đọc. Mỗi nhân vật đều hiện lên với một cảm nhận về cuộc sống nơi phố huyện. Liên là một nhân vật như vậy, qua lăng kính của tâm hồn trẻ thơ, cô đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người nơi cô đang gắn bó. 

Giữa bấy nhiêu con người, nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên. Điều mà Thạch Lam muốn nói đến hai đứa trẻ, không phải là cuộc sống vật chất, áo cơm (dẫu sao, hai em cũng được mẹ giao cho bán hàng ở một cửa hàng tạp hóa, dù nó chỉ nhỏ xíu ở phố huyện), mà chính là cuộc sống tinh thần, tình cảm của tuổi ấu thơ.

Là nhân vật trung tâm của truyện những hành động của Liên không được chú tâm miêu tả. Câu chuyện như một dòng tâm trạng của nhân vật, từ khi chứng kiến cảnh chiều xuống đến khi chuyến tàu đêm đi qua. Nỗi buồn của cô bé Liên cứ tăng tiến dần theo sự muộn dần của đêm. Khi chợ tàn và khi nhìn cảnh chiều đến, một buổi chiều êm như ru của phố huyện, lòng Liên man mác buồn mà không rõ nguyên nhân. Khi bóng đêm bao trùm phố huyện, “một đêm mùa hạ êm như nhung”, lại càng đáng sợ hơn. Cuộc sống quá buồn tẻ. Chẳng hứa hẹn một điều gì thay đổi cả. Nỗi buồn của Liên không trực tiếp thể hiện qua ngôn ngữ mà thể hiện ở ánh mắt “trong mắt chị bóng tối ngập đầy dần”, qua tâm trạng chờ đợi chuyến tàu đêm. Chị em Liên cùng những người dân phố huyện đã hàng đêm miệt mài ngồi chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua với chút hy vọng vô cùng mong manh. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn được sống sung túc. Những người bán hàng chờ đợi khách xuống tàu dù họ vẫn biết chẳng mấy khi có khách xuống ở cái ga xép này. Chuyến tàu là nơi gửi gắm niềm hy vọng hàng đêm của họ và nó mang đến phố huyện một luồng ánh sáng mới dù chỉ trong chốc lát để họ có thể thoát ra khỏi sự yên ả đến ghê sợ của đêm. Đó là thời điểm vui nhất của chị em Liên bởi chuyến tàu là thứ ánh sáng tinh thần duy nhất để chị hồi ức lại những ngày đã qua. Qua dòng nội tâm của nhân vật có thể thấy rằng: khi miêu tả nội tâm nhân vật, Thạch Lam chú ý và có tài trong việc diễn tả những biến đổi tinh tế, những cảm nhận mơ hồ, sự pha trộn buồn vui lẫn lộn của nhân vật.

Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bắt đầu từ xa, khi xuất hiện ánh đèn ghi phía xa xa rồi đến âm thanh “tiếng còi” vọng lại… rồi con tàu vụt qua trong giây lát, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh rồi đêm tối lại bao bọc xung quanh. Cách miêu tả này đã diễn tả được tâm trạng chờ đợi chuyến tàu của chị em Liên và những người dân nơi đây. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được sống lại những ngày quá khứ tươi đẹp và cũng là để thoát khỏi trong giây lát cuộc sống đơn điệu đến đáng sợ. Chuyến tàu là cứu cánh tinh thần cho những con người nơi đây.

Sống trong một nơi tăm tối, con nguời khao khát mơ về một miền ánh sáng xa xăm. Những khao khát nhỏ bé trong tâm hòn trẻ thơ thật đáng quý biết bao. Phải chăng, với chi tiết nghệ thuật đặc sắc này, Thạch Lam đã lay tỉnh những tâm hồn tàn lụi, uể oải trong cuộc sống?

[Luyện tập] Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.

Trả lời:

  • Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, đó là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, những rung động về cuộc sống của nhà văn,
  • Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.
  •  Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam, thể hiện cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc.

[Luyện tập thêm] Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên...

Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện.

Trả lời:

An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.
Hai chị em Liên và An là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, chân thực. Dù còn ít tuổi nhưng họ đã có những cảm nhận thật sâu sắc trước hoàn cảnh sống. Ở cái tuổi hiếu động, đầy mơ ước đẹp đẽ, nhưng các em lại bị giam hãm vào một cuộc sông đơn điệu, tẻ ngắt, tù túng và ngưng đọng. Mọi cái đều cứ lặp đi lặp lại một cách cứng nhắc như một cái máy, không hề sai đến một chi tiết nhỏ: sáng mai dậy mở cửa dọn hàng, ngồi bán hàng, trưa kiểm tiền, chiều lại ngồi bán hàng, tối lại xếp hàng, kiểm tiền, rồi đóng cửa cài then, tắt đèn đi ngủ. Ngày nào cũng như vậy, các tháng, trong năm đều như vậy, giống nhau như những giọt nước đến chán ngấy, mỏi mòn...
Sống ở nơi buồn bã, nghèo khó, một mặt họ rât yêu thiên nhiên, cảm thấy gắn bó thân thuộc trước những hình ảnh bình dị của quê hương “nghe mùi ẩm mốc củ đất hòa lẫn với mùi cát bụi bốc lên khiến họ cảm thấy như mùi vị của quê hương”; nhưng mặt khác, họ lại cảm thấy cuộc sống ở đây thật buồn tẻ, nhàm chán, muốn hướng về một nơi mới tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Cuộc đời Liên cũng đã âm thầm đi vào bóng tối từ lúc nào, cô đã sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện từ bao lâu... mà đến nay, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”. Liên “quen lắm” với bóng tối không có nghĩa là cô hoàn toàn cam chịu sống trong cái bóng tối ấy suốt cả cuộc đời. Sống mãi trong bóng tối, Liên càng khát khao hướng về ánh sáng, cô theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời” đến “từng hột sáng lọt qua phên nứa”, rồi Liên mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp…

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net