[toc:ul]
Câu 1: Tìm chủ đề của đoạn trích
Câu 2: Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
Câu 3: Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
(Gợi ý phân tích:
Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
Lời nói của ông Ngư đối với chàng.
Cuộc sống lao động của ông Ngư.)
Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
Câu 4: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.
Câu 5: Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muôn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Bình luận về câu nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” trong truyên Lục Vân Tiên. Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống tốt đẹp đó trong xã hội ngày nay?
Câu 2: Câu thơ nào nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
Câu 1: Chủ đề của doạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn: Tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
Câu 2: Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình:
Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn.
Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
Nguyễn Đình Chiểu đã sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữa được vẻ mộc mạc, bình dị vốn có.
Câu 3: Hình ảnh của ông Ngư (cái thiện):
Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng
Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi
Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống
Tác giả muốn gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.
Câu 4: Những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.
=> Ông Ngư là người trọng nghĩa kinh tài
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
=> người lao động thong dong, làm chủ thiên nhiên
Đây là những hình ảnh toát lên sự giản dị của những người lao động bình thường, những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa.
Luyện tập
Câu 1: Những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư:
Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng
=> Họ đều là những con ngươi có nhân, có nghĩa, có tấm lòng vị tha cao cả.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Câu nói “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”:
=> Câu nói toát lên tính cách cao đẹp của người quân tử, hành động vì nghĩa, lấy việc giúp người là niềm hạnh phúc của bản thân chứ đâu mong việc được báo đáp công lao.
Quan điểm sống tốt đẹp được thể hiện qua câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: Cho đi mà không mong chờ sự đền đáp công lao, bởi khi bạn cho đi là bạn mở lòng mình để đón nhận tình yêu thương của tất cả mọi người. => quan điểm sống vô cùng nhân văn và cao đẹp, đó cũng chính là tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Câu thơ nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Quan điểm đó là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng, luôn luôn hành động xả thân vì nghĩa, không màng danh lợi, không chút tính toán so đo.
Câu 1: Chủ đề của đoạn trích:
Phê phán cái ác, cái xấu
Đề cao cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời
Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
Câu 2: Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm được thể hiện qua sự hãm hại một con người tội nghiệp như LVT mà còn lại bạn của hắn, phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà. Để bộc lộ được bản chất, tính cách của con người Trịnh Hâm , tác giả đã sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữa được vẻ mộc mạc, bình dị.
Câu 3: Đối lập với cái ác, cái thiện được qua hình ảnh ông Ngư là một người lương thiện, hiền lành, tốt bụng, trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi và là người yêu lao động, yêu cuộc sống. Qua đó ta thấy khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.
Câu 4: Những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ:
Ông Ngư hiện lên qua ngòi bút của tác giả với hình ảnh của người trọng nghĩa khinh tài:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.
Hình ảnh người lao động thong dong, làm chủ thiên nhiên:
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
=> hình ảnh về những người lao động bình thường, giản dị nhưng sáng ngời phẩm chất, nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa.
Luyện tập
Câu 1: Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng… có những phẩm chất giống vơi nhân vật ông Ngư. Họ đều là những con ngươi có nhân, có nghĩa, có tấm lòng vị tha cao cả.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Câu nói “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” đã cho ta thấy tính cách cao đẹp của người quân tử, hành động vì nghĩa, không cần báo đáp công lao. Qua đó ta thấy được quan điếm sống cho đi mà không mong chờ sự đền đáp công lao, mở lòng mình để đón nhận tình yêu thương của tất cả mọi người. Đó là một quan điểm sống vô cùng nhân văn và cao đẹp, cũng chính là tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Câu thơ nói rõ nhất quan niệm này của Nguyễn Đình Chiểu là “Nhớ câu kiến ngãi bất vi / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng“.Quan điểm mà Nguyễn Đình Chiếu muốn nói là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng, luôn luôn hành động xả thân vì nghĩa, không màng danh lợi, không chút tính toán so đo.
Câu 1: Đoạn trích đã nêu lên những quan điểm của tác giả chính là muốn xóa bỏ đi những cái ác, đề cao những điều tốt đẹp, ca ngợi cái thiện, cái tốt trong xã hội. Qua đó tác giả thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin đối với nhân dân lao động.
Câu 2: Trịnh Hâm đã hành động bất nhân bất nghĩa, vì lòng ghen ghét, đố kị với bạn mà hắn đang tâm hãm hại chính người bạn thân => hãm hại, phản bội lại lời hứa lúc bạn đang trong cơn hoạn nạn.
=> Sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữa được vẻ mộc mạc, bình dị.
Câu 3: Đối lập với Trịnh Hâm ta thấy được hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà qua hình ảnh của ông Ngư:
Một người lương thiện, hiền lành, thấy người bị nạn lập tức cứu, không toan tính, trọng nghĩa khinh tài, cuộc sống lao động của ông trong sạch, yêu lao động, yêu cuộc sống.
=> khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người
Câu 4: Những câu thơ dưới đây là sự giản dị của những người lao động, họ toát lên nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa:
Ông Ngư chính là hình ảnh của người trọng nghĩa khinh tài => “Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ / Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”
Hình ảnh người lao động hòa mình với thiên nhiên => Một mình thong thả làm ăn / Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm. / Nghêu ngao nay chích mai đầm / Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Luyện tập
Câu 1: Ông Ngư là một người lương thiện, tốt bụng, trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi. Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng có những phẩm chất giống như ông.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Quan điểm sống tốt đẹp Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện qua câu thơ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” => quan điểm sống vô cùng nhân văn và cao đẹp, đó cũng chính là tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam:
Câu nói thể hiện tính cách cao đẹp của người quân tử như Lục Vân Tiên, con người dũng cảm, có tấm lòng trượng nghĩa, có nghĩa khí anh hùng.
Câu 2: Từ hành động của Lục Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm tốt đẹp mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua nhân vật của mình: người anh hùng là người hành động vì nghĩa, vì công bằng và lẽ phải, không màng danh lợi hay vật chất, đem sức mạnh của mình để cứu giúp những người hoạn nạn, đem lại điều tốt đẹp cho mọi người. Điều đó thể hiện qua câu thơ:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng