Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Ánh trăng

Soạn bài: Ánh trăng - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ánh trăng cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Câu 3:  Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Câu 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Luyện tập

Câu 1: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng

Câu 2: Cho đoạn thơ sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

  như là sông là rừng

 

         Trăng cứ tròn vành vạnh

  kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

a. Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

b. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Câu 3: Viết một đoạn văn  phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.

Câu 4: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng để làm rõ tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Ánh trăng

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm ba phần: 

  Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.

  Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. 

  Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.

Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc: xuất hiện đột ngột của vầng trăng.

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

  Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian.

  Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ.

  Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình.

  Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.

Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:

Trăng cứ tròn vành vạnh

 Kể chi kẻ vô tình

 Ánh trăng im phăng phắc

 Khiến cho ta giật mình

Câu 3: Kết cấu và giọng điệu của bài thơ:

  Kết cấu: từ quá khứ gắn bó thân thiết với vầng trăng đến hiện tại sống với các tiện nghi hiện đại => vầng trăng bị con người lãng quên.

  Giọng điệu: tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp nhàng, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư, cảm động.

Câu 4: Thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng: năm 1978 sau hòa bình ba năm.

Chủ đề bài thơ: 

  Nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.

  Nhắc nhở với mỗi người: khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ.

Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”

Luyện tập

Câu 1: Diễn ta dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.

Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.

Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.

Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. 

Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng:

  Ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái.

  Lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ tình cảm đối với quá khứ gian lao.

Câu 2: Từ mặt (1) là nghĩa gốc, từ mặt (2) là nghĩa chuyển

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ: 

  So sánh: cái gì rưng rưng như là đồng là bể, là sông, là rừng… 

  Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc.

Câu 3: Điễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 

Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy đã gặp lại cố nhân – ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Phải chăng vì sự đột ngột, bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm bật dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc: “Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng”. Điệp từ “mặt” được nhắc lại hai lần, như nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Có gì đó là nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động nên khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng vĩnh cửu vẫn chờ người ngước lên ở đó, chỉ có con người đổi thay, quên đi kỉ niệm thân thương từng gắn bó. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ, là cánh đồng xanh thẳm, là con sông dài tắm mát tuổi thơ.  Những cảm xúc của nhà thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta truyền lại qua bao thế hệ.

Câu 4: Khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

đấu gian khổ. 

Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã ử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm?

Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình  bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình.  Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.  

Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức về sự vô tâm của chính mình. Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng minh chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ánh trăng

Câu 1: Bố cục của bài thơ gồm 3 phần: kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ (hai khổ đầu), Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới (hai khổ tiếp), Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng (hai khổ cuối). Khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn” chính là bước ngoặc để tác giả bộc lộ cảm xúc.

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian, là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình, là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.

Khổ thơ cuối đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng.

Câu 3: Bài thơ có kết cấu độc đáo, tác giả như đang kể lại một câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại, từ quá khứ gắn bó thân thiết với vầng trăng đến hiện tại sống với các tiện nghi hiện đại, đủ đầy, vầng trăng bị con người lãng quên, bị coi như là người dưng qua đường.

Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư, cảm động.

Câu 4: Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Mở rộng hơn, đó là lời nhắc nhở với mỗi người: khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ, nghèo khó của chính mình. => Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”. 

Luyện tập

Câu 1: Diễn ta dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Khi tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên. Đó là những kí ức với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.

Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. Tôi cảm thấy sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Tôi cảm thật thật hổ thẹn với chính bản thân khi quên đi những kí ức của ngày xưa mà đặc biệt là ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nhan đề bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng: Ánh trăng không chỉ là hình ảnh của đất trời thiên nhiên, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.

Câu 2: Từ mặt (1) là nghĩa gốc, từ mặt (2) là nghĩa chuyển

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ: là so sánh (cái gì rưng rưng như là đồng là bể, là sông, là rừng…) và nhân hóa (ánh trăng im phăng phắc).

Câu 3: Điễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 

Ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ. Ánh trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian, là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình, là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung. Phải chăng vầng trăng bị con người lãng quên khi sống với các tiện nghi hiện đại.  Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Vì vậy, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ.

Câu 4: Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ.

Khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng.

Nguyễn Duy muốn nhắc nhớ chúng ta rằng hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ánh trăng

Câu 1: Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc là khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn”. Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ. Bài thơ gồm 3 phần:

1. Kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng

2. Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện.

3. Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng.

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng:

  Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian

  Vầng trăng là biểu tượng (người bạn tri âm tri kỉ, cho thời quá khứ tuổi thơ, cho tình nghĩa thuỷ chung)

=> mang nhiều tầng ý nghĩa.

Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm => Khổ thơ cuối

Câu 3: Kết cấu bài thơ: từ quá khứ đến hiện tại (gắn bó thân thiết với vầng trăng, vầng trăng bị con người lãng quên khi sống với các tiện nghi hiện đại) => Kết cấu độc đáo. 

           Giọng điệu bài thơ: khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư =>  nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể.

Câu 4: Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm.

  Bài thơ là lời nhắc về những ngày gian khổ đồng thời nhắc mỗi người khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ. Qua đó ta thấy chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

Luyện tập

Câu 1: Diễn ta dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Ánh trăng lúc xưa: Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.

Sau khi lên thành phố: Không còn thấy ánh trăng nữa, chỉ là những ánh đèn sáng rực của Sài Gòn phồn hoa, lộng lẫy

Rồi bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt:  không khí trở nên ngột ngạt hơn, những kí ức và hình ảnh về ánh trăng ùa về ( Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi)

Cảm thấy bản thân đã quá vô tâm: sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ.

Cuối cùng là lời hứa: không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nhan đề bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng - ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

Câu 2: Từ mặt đầu: nghĩa gốc, từ mặt sau: nghĩa chuyện. Biện pháp tu từ so sánh: cái gì rưng rưng như là đồng là bể, là sông, là rừng… và Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc.

Câu 3: Diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5

Khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thuỷ chung với quá khứ. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ, là cánh đồng xanh thẳm, là con sông dài tắm mát tuổi thơ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy muốn nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ.

Câu 4: Tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng minh chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soan van 9 ngan nhat bai anh trang, soan van 9 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com