[toc:ul]
Câu 1: Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nến sự kết nối chặt chẽ.
Câu 2: Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến cho hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.
Câu 3: Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này?
Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần
Phần 1 (từ đầu.. ấn em nó cúi xuống): tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ
Phần 2 (tiếp... Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau
Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản
Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3
Chi tiết: Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích
Tác dụng: Khiến cho đoạn trích có sự kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.
Câu 2: Hoàn cảnh gia đình:
Chú bé A-li-ô-sa: con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác còn em ở cùng với ông bà ngoại.
Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.
Mối quan hệ giữa hai gia đình: Mặc dù là hàng xóm nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết
Nhà văn ấn tượng sâu sắc với tình bạn tuổi thơ trong trắng vì:
Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình.
Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.
Những kí ức và kỉ niệm này đã khiến cho bốn đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấy xích lại gần nhau.
Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:
1. Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con..
2. Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà
3. Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.
4. Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm.
5. Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...
6 … nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ...
Cảm nhận về những hình ảnh:
Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau:
Khi nhắc đến mẹ thật và mẹ khác trong câu chuyện của những đứa trẻ: nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ ác độc trong truyện cổ tích
Hình ảnh người bà cũng xuất hiện trong câu chuyện đời thường và gắn liền với những câu chuyện cổ tích
Sự đan xen như một cách để ông tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ, những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng.
Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần: đầu tiên là tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ (từ đầu…ấn em nó cúi xuống), tiếp là Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau (tiếp...đến Cấm không được đến nhà tao) và Đoạn còn lại là tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản.
Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích (phần 1 và 3) => kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.
Câu 2: Hoàn cảnh Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hoàn toàn trái ngược nhau. Chú bé A-li-ô-sa là con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.
=> Mặc dù là hàng xóm nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết
Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau là trời vực trở thành bức tường ngăn cách những đứa trẻ ấy lại nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau.
=> Chính những kí ức và kỉ niệm này đã khiến cho bốn đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấy xích lại gần nhau, thân nhau, tin tưởng và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống, mặc cho bức tường ngăn cách giữa chúng có cao lớn và mạnh mẽ thế nào.
Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả là “Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con.”; “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”; “luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi”; “Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm” “Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,...”
=> Qua những hình ảnh đó ta thấy được những đứa trẻ ấy cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ húng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương và cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa.
Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki qua các chi tiết liên quan đến bà và mẹ. Đó là mẹ thật và dì ghẻ, người bà luôn yêu thương cháu trong truyện cổ tích. => những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng.
Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần
1. Tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ => từ đầu...đến tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống
2. Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau => tiếp...đến Cấm không được đến nhà tao!
3. Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản => còn lại
Câu 2: Hoàn cảnh gia đình trái ngược giữa Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp:
Con nhà nghèo >< Con nhà giàu
Mồ côi cha từ lúc ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác >< Bố đã từng làm đại tá, cuộc sống sung túc
=> Hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết. Thế nhưng tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy được thể hiện:
Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn:
Đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình
Tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.
=> Xích lại gần nhau, thân nhau, tin tưởng và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.
Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm và cảm nhận về những hình ảnh:
Chúng im lặng khi nhắc đến mẹ và "Ngồi sát vào nhau như những chú gà con": => chúng phải chứng kiến và chịu đựng bởi người mẹ kế của cha trong căn nhà này
Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi. => Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương.
Thằng anh thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,.. dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, => Trong trí nhớ của đứa trẻ ấy, chỉ có quá khứ là đẹp nhất, còn hiện tại thì tẻ nhạt và nhàm chán
Câu 4: Sự đan xen giữa câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích qua những chi tiết liên quan đến bà và mẹ:
Mẹ: Mẹ thật luôn luôn hiền dịu chăm lo cho con >< Dì ghẻ ác độc
Bà: Người bà luôn luôn chăm sóc lo lắng cho cháu
=> Bà và mẹ cùng những câu chuyện cổ tích có lẽ sẽ làm cho tâm hồn của những đứa trẻ ấy dịu mát lại. Và sự thực thì những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng.