Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
● Trình bày được mô hình nguyên tử của Rơ-do-pho – Bo (Rutherford – Bohr)
● mô hình sắp xếp electron trong lớp vỏ nguyên tử.
khối lượng nguyên tử).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hoà về điện trong nguyên tử.
● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron, neutron); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
- Năng lực riêng:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
● Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mô hình Rutherford - Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài.
3. Phẩm chất
● Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
● Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
● Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Hình ảnh động cấu tạo của nguyên tử helium
- Phiếu học tập số 1
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Đất nặn, bìa các – tông, xốp,…
- Bút màu, chì, compa, kéo,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi và gây hứng thù tìm tòi cho HS
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt đông khởi động, nêu vấn đề; HS thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu, xác định vấn đề cần tìm hiểu
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm một số đồ vật : giấy, túi nilong, kéo, thước kẻ,…
- GV tổ chức cuộc thi giữa các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm cách chia nhỏ nhất có thể 1 trong số các đồ vật được phát.
- GV đặt câu hỏi: Liệu vụn giấy/ mảnh nilon nhóm em vừa chia nhỏ được có thể gọi là nguyên tử được không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV, xác định vấn đề bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS đưa ra dự đoán
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy nguyên tử là gì ? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào ? Quan điểm của Democritus có còn đúng cho tới ngày nay nữa không ? chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 1. Nguyên tử
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nguyên tử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm nguyên tử
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục I trả lời câu hỏi 1, 2
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm nguyên tử, đưa ra đáp án đúng cho các câu hỏi 1, 2 trong SGK
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ hoạt động mở đầu đặt vấn đề: Khi chia nhỏ đồng tiền vàng đến khi “không thể phân chia được nữa” thì kích thước phần tử đó vô cùng nhỏ, mắt thường không quan sát được. Sau này, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích hàng chục triệu chất, người ta chỉ | tìm thấy hơn một trăm loại hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên mọi chất. Những hạt đó được gọi là nguyên tử. - GV giới thiệu các nguyên tử cấu tạo nên một số chất quen thuộc trong đời sống như nước, oxygen, đường, khí carbon dioxide, sắt, than, nhôm,... - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK: + Hãy cho biết nguyên tử là gì ? + Kể tên hai chất có chứa nguyên tử oxygen? - GV giải thích cho HS kích thước của nguyên tử vô cùng nhỏ bé, ngay cả khi sử dụng các kính hiển vi thông thường ta cũng không quan sát được. Kích thước của nguyên tử cỡ nanomet, 1 nm=10-12 m. - GV lấy ví dụ để HS hình dung kích thước của nguyên tử: + VD1. Có thể nói một nanomet nhỏ hơn chiều rộng sợi tóc người khoảng 100 000 lần. + VD2. Một giọt nước chứa tới 5 tỉ tỉ nguyên tử oxygen và hydrogen. So sánh với dân số thế giới hiện nay khoảng 7,6 tỉ người. Tức là số nguyên tử trong một giọt nước lớn hơn dân số trên Trái Đất khoảng 600 000 000 lần! Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục I, và thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Nguyên tử là gì ? * Câu hỏi CH1. Nguyên tử là những hạt cực kỳ nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên một chất. CH2. Hai chất có chứa nguyên tử oxygen là: đường ăn, nước. * Kết luận Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên vật chất. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
----------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác