Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
· HS Hệ thống lại kiến thức đã học của chủ đề 7
· HS vận dụng kiến thức để áp dụng giải bài tập
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức đã học của chủ đề ánh sáng để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.
· Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân khi tham gia hoạt động nhóm.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
· Hệ thống hoá được kiến thức về tính chất từ của chất
· Vận dụng dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các bài tập ôn tập chủ đề.
3. Phẩm chất
· Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.
· Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.
b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật công não đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho những câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Câu 1. Nam châm là những vật có…
A. Từ tính. B. Điện tính. C. Từ trường. D. Lực hút Trái Đất.
Câu 2. Nam châm có thể hút những vật nào sau đây, ngoại trừ:
A. Sắt. B. Nhôm. B. Thép. D. Niken.
Câu 3: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên.
B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.
C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.
D. Câu B và C đúng
Câu 4. Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình là mạnh nhất?
A. Vị trí 1. B. Vị trí 2. C. Vị trí 3. D. Vị trí 4.
Câu 5: hận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.
B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.
C. Mọi nam châm đều hút được sắt.
D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.
Câu 6. Người ta dùng dụng cụ nào để phát hiện ra từ trường?
A. Dùng ampe kế.
B. Dùng vôn kế.
C. Dùng đồng hồ điện tử.
D. Dùng kim nam châm có thể quay quanh trục.
Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Trái đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Trái đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái đất.
Câu 8. Nam châm điện có cấu tạo gồm
A. một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
B. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
C. một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.
D. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác