Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
+ Kể tên được các yếu tố môi trường và bên trong ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.
+ Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và bên trong đến sinh sản ở sinh vật.
+ Nêu được ví dụ về sự điều khiển sinh sản ở sinh vật.
+ Nêu được vai trò của các yếu tố điều hòa sinh sản của sinh vật, đặc biệt là hormon.
- Máy chiếu, laptop, hình ảnh, video trong bài học.
- Hệ thống câu hỏi và phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập: các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật, điều khiển sinh sản của sinh vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: Quá trình thụ phấn và hình thành quả ở cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
GV dẫn dắt vào bài học: Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu bài: Bài 34. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
a, Mục tiêu:
- Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh dưỡng, di truyền, hormon đến sinh sản của sinh vật
- Lấy được ví dụ chứng minh cho các ảnh hưởng đó
- Nghiên cứu thông tin SGK: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật?
- Học sinh làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK hoàn thành học tập 1
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trả lời phiếu học tập số 1: Phiếu học tập số 1 (1) Kể một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật (2) Quan sát hình 34.1 sgk, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình. (3) Nêu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản của sinh vật. Lấy ví dụ (4) Từ bảng 34.1, nhận xét ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở sâu non ăn lá lúa. (5) Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh sản ở thực vật. (6) Lấy ví dụ cho thấy đặc điểm của loài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. (7) Nêu vai trò của hormone đối với sinh sản ở sinh vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. 1. Các yếu tố môi trường Đáp án phiếu học tập số 1: *Nhiệt độ (1) Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm: - Các yếu tố bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng,... - Các yếu tố bên trong: đặc điểm loài, hormone sinh sản,… (2) - Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30 độ C hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12 độ C. - Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5 độ C thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25 độ C thì đa số là con đực; trên 30 độ C thì đa số là con cái. - Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15 độ C. - Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông. (3) Nhận xét ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở sâu non ăn lá lúa: Ở sâu non ăn lúa, ở cùng mức nhiệt độ là 25 độ C thì nếu độ ẩm cao (90%) thì tỉ lệ đẻ trứng là 100%. Và độ ẩm càng xuống thấp thì tỉ lệ đẻ trứng càng giảm. * Ánh sáng (4) - Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh sản của sinh vật: Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật. - Ví dụ: + Ở thực vật có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng mạnh (thanh long, nhãn,..), có loài ra hoa ở điều kiện ánh sáng yếu (hoa cúc, hoa đào,…). + Ở gà, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày. + Các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít. * Nước (5) Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh sản ở thực vật: - Thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như ở măng cụt, cà chua. - Có loại cây lại ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như hoa giấy. 2. Yếu tố bên trong (6) - Đặc điểm của loài ảnh hưởng đến độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản. - Ví dụ: + Cà chua phải có đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa,… + Lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 – 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/ năm, 5 – 6 con/ 1 lứa. + Mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, đẻ 3 – 4 lứa/năm, khoảng 3 con/lứa. (7) Vai trò của hormone đối với sinh sản ở sinh vật: - Hormone là yếu tố tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật. - Hormone điều hoà sự ra hoa, đậu quả; sự chín và rụng quả ở thực vật. - Ở động vật, hormone sinh dục tác động lên quá trình hình thành tinh trùng, trứng và các đặc điểm giới tính của động vật. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các điều kiện sinh sản ở sinh vật.
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác