Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Nêu lại khái niệm về thông tin và dữ liệu đã học ở lớp 6.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta những hiểu biết về thế giới xung quanh và bản thân; thông tin tồn tại trên các vật mang tin; dữ liệu là thông tin được lưu trên vật mang tin; xử lí dữ liệu cho thông tin.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV đưa định nghĩa về tin học (do viện hàn lâm Pháp đưa ra năm 1964). Theo định nghĩa này máy tính xử lí thông tin. Tuy nhiên, ta đã biết máy tính xử lí dữ liệu nhị phân. Vậy, máy tính xử lí thông tin hay dữ liệu? Có đồng nhất được dữ liệu với thông tin hay không?
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thảo luận nhóm 4 nghiên cứu SGK nêu quá trình xử lí thông tin của máy tính: + Quá trình gồm mấy bước? Nêu các bước. + Máy tính sẽ xử lí thông tin hay dữ liệu, và cho ra kết quả là gì? + Dữ liệu đầu vào có thể từ đâu? Kết quả được đưa ra như thế nào? - GV chốt đáp án, chuẩn hóa kiến thức rồi đưa các bước chính để xử lí thông tin. - GV lưu ý: trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. Trong phạm vi tin học, dữ liệu là thông tin được số hóa dưới dạng nhị phân nên cũng gọi là thông tin số. - GV cho HS làm nhóm đôi, thực hiện Hoạt động 1. Từ đó HS trả lời có thể đồng nhất thông tin với dữ liệu được không? - GV nhấn mạnh về cùng một thông tin có thể thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu, thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau. - GV cho HS lấy thêm ví dụ. - HS đọc lại khung kiến thức trọng tâm - HS làm Thực hành 1, Thực hành 2 theo nhóm đôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra. - HS suy nghĩ, đọc SGk - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Thông tin và dữ liệu a) Quá trình xử lí thông tin - Máy tính không tự nhận thức được mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức. - Quá trình xử lí thông tin của máy tính: + Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu. + Bước 2: Xử lí dữ liệu. + Bước 3: Đưa ra kết quả. b) Phân biệt dữ liệu và thông tin - Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. - Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau. - Với vai trò là ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được. Thực hành 1: Ví dụ về thông tin có nhiều cách thể hiện dữ liệu khác nhau như: biển báo bệnh viện có thể ghi rõ, “không dùng còi” bằng văn bản hoặc dùng hình ảnh . Thực hành 2: Ví dụ về tính toàn vẹn của thông tin: Trong một trận bóng đá, một số áo có thể liên quan đến hai cầu thủ, một màu áo có thể liên quan tới 10 cầu thủ. Tính toàn vẹn của thông tin cầu thủ xác định bởi hai dữ liệu số áo và màu áo, chỉ một dữ liệu không đủ để xác định cầu thủ |
-----------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác