Bài soạn lớp 7: Bố cục trong văn bản

Như chúng ta đã biết, đối với một bài văn, bố cục nó rất quan trọng. Nếu bài văn có bố cục tốt chắc chắn sẽ giúp văn bản được diễn đạt logic và rành mạch hơn. Vậy để có được một văn bản mạch lạc cần có những điều kiện gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài soạn dưới đây để hiểu rõ hơn.

[toc:ul]

Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản. 

1. Bố cục của văn bản

a. Trang 28 - sgk

  • Muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội thì nội dung của nó phải được sắp xếp thành một trật tự nhất định.
  • Trước hết phải khai họ tên, tuổi, địa chỉ, học ở đâu?
  • Tiếp theo là lí do xin vào Đội.
  • Sau đó là lời hứa, kí tên.
  • Không thể đảo lộn thứ tự, các điều kiện trên. 
  • Bởi như vậy sẽ là việc làm tuỳ tiện, lộn xộn, ý tứ không trật tự, không thành hệ thống.

b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục vì bố cục sẽ giúp cho văn đó được bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. 

2. Những yêu cầu về bố cục

Ví dụ: Trang 29 - sgk

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi.

b. Các câu trên không hợp lý ở chỗ:  

  • Văn bản 1 nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp. 
  • Văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.

c. Nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên theo bố cục ba phần gồm mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó, mở bài giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.

3. Các phần của bố cục:

a. Nhiệm vụ của ba phần mở bài, thân bài và kết bài trong văn bản miêu tả và văn bản tự sự là:

Nhiệm vụ Văn bản tự sựVăn bản miêu tả
Mở bàiGiới thiệu chung về nội dung sự việcGiới thiệu đối tượng miêu tả
Thân bàiKể lại diễn biến sự việcMiêu tả chi tiết đối tượng theo một trình tự
Kết bàiKể kết cục sự việcNêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

b. Cần phải phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì: Mỗi phần có một nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Do đó, khi phân biệt được nhiệm vụ từng phần sẽ giúp cho văn bản đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận, thể hiện được sự rành mạch giữa các phần của bố cục chung.

c. Bạn nói như vậy là sai bởi mở bài không phải là phần rút gọn của thân bài mà là giới thiệu về vấn đề, kết luận không phải là nhắc lại thân bài mà là kết luận lại vấn đề rút ra từ việc phân tích ở thân bài.

d. Em không đồng ý vì mở bài để cho người đọc hiểu được sơ qua vấn đề mình cần nói, kết luận là chốt lại vấn đề then chốt, cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu đi một trong 3 phần sẽ không tạo ra một bài văn tự sự hay miêu tả.

[Luyện tập] Câu 1: Nêu một số ví dụ thực tế để chứng tỏ: ...

Nêu một số ví dụ thực tế để chứng tỏ: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không được tiếp nhận:

Trả lời:

Các ví dụ mà chúng ta gặp trong cuộc sống đó là: Học sinh tham gia hùng biện, học sinh tham gia thuyết trình, tham gia cuộc thi kể chuyện sáng tạo, thuyết trình kinh nghiệm bản thân….

[Luyện tập] Câu 2: Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê...

Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể câu chuyện theo một bố cục khác được không?

Trả lời: 

  • Bố cục của tryện”cuộc chia tay của những con búp bê” gồm có 3 phần: 
    • Phần 1: Từ đầu … “ hiếu thảo như vậy” → Cảnh hai anh em chia đồ chơi
    • Phần 2: Tiếp theo … “trùm lê cảnh vật” → Thủy chia tay cô giáo và các bạn
    • Phần 3: Còn lại → Cuộc chia tay cuối cùng đầy xúc động của hai anh em
  • Bố cục này khá rành mạch và hợp lí. Song chúng ta vẫn có thể thay đổi nó theo một bố cục khác sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự rành mạch và hấp dẫn của câu chuyện. 

[Luyện tập] Câu 3: Có một bạn được báo cáo kinh nghiệm học tập ...

Có một bạn được báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết báo cáo theo một bố cục gồm  phần như sau:

(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.

(II) Thân bài:

(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.

(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.

(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.

(4) Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.

(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.

Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Hãy bổ sung những gì mà em cho là cần thiết?

Trả lời:

Bố cục này có chỗ chưa rành mạch và hợp lí. Do đó, cần xây dựng lại bố cục bài dựa trên những nhận xét của bố cục mà bạn đã vạch sẵn ra:

  • Mở bài: Sau lời chào mừng thì phải giới thiệu được khái quát nội dung thân bài và dàn bài báo cáo.
  • Thân bài: Các ý 1, 2,3 đúng nhưng chưa đủ, cần phải nói thêm những nội dung quan trọng hơn (ví dụ như những khó khăn khi học và cách vượt qua nó, cách học khoa học, các xây dựng một thời gian biểu học tốt…).Bỏ đi phần 4 vì nó không thực sự cần thiết
  • Kết bài: Trước lúc hội nghị thành công cần tóm tắt những điều trình bày; gơi mở hướng mới đang có ý định.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net