Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - KNTT

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

VỀ MÙA XOÀI MẸ THÍCH

Tóc xoã rồi tóc búi
một đời Mẹ chắt chiu
xoài non rồi chín tới
quả lủng lẳng cành treo.

Nghe hương xoài bay theo
từng bước chân của Mẹ
thơm lựng vào lời kể
những câu chuyện đời xưa.

Ngỡ hạt mưa đầu mùa
là hột xoài trong suốt
nhìn vỏ xoài Mẹ gọt
con gọi: cánh hoàng lan...

 

Ngỡ như cả mùa vàng
nằm trong bàn tay mẹ
trọn một đời thơ bé
uớp lẫn với hương xoài.

Nhưng rồi có một ngày
trái xoài già rụng cuống...

Tháng hạ không đến sớm
dù cho quả xoài vàng
tháng hạ không đến muộn
đủ nhắc con mùa sang.

Ngào ngạt khắp không gian
hương xoài xưa Mẹ thích.   

Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ được làm theo thể gì?
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra những đặc điểm vần, nhịp của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật trong đoạn thơ sau: 

Nhưng rồi có một ngày
trái xoài già rụng cuống...

Tháng hạ không đến sớm
dù cho quả xoài vàng
tháng hạ không đến muộn
đủ nhắc con mùa sang.


Câu 4 (1.0 điểm). Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản. Xác định chủ đề và thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc

Câu 5 (2.0 điểm). Viết đoạn văn 7 – 10 dòng bày tỏ suy nghĩ của mình:  Vì sao trong cuộc sống cần có lòng hiếu thảo?

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Đoạn trích viết theo thể thơ: 5 chữ

0.5 điểm

Câu 2

  • Đặc điểm vần, nhịp của bài thơ “Về mùa xoài Mẹ thích”:

  • Vần: vần chân (con – tròn; ý – nghĩ; mẹ - bé; vàng – sang_

  • Nhịp: ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3

0.5 điểm

Câu 3

- Hình ảnh “trái xoài già rụng cuống” là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng sự ra đi của mẹ, Hình ảnh trai xoài ấy gắn liền với những kí ức ngọt ngào về mẹ. Vì vạy khi sử dụng hình ảnh ấy để diễn tả sự ra đi của mẹ, tác giả đem đến cho người đọc sự hình dung rõ nét về nỗi đau, niềm tiếc thương và cả sự hụt hẫng, mất mát những kí ức đẹp của chính bản thân mình.

1.0 điểm

Câu 4

Hình ảnh người mẹ hiền hậu, dịu dàng, lam lũ cả đời, chắt chiu khó nhọc vì con và đặc biệt là rất gần gũi, yêu thương con cái. Điều đó, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh như: “Xoài mang hình quả tim – Đấy lòng mẹ ngọt mềm”, “Nghe hương xoài bay theo/Từng bước chân của mẹ/Thơm lựng vào lời kể/Những câu chuyện đời xưa”,….

1.0 điểm

Câu 5

  • HS tự do phát biểu cảm nhận của mình. Tuy nhiên có thể triển khai theo ý sau:

-Giải thích: Lòng hiếu thảo là gì?

  + Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.

  + Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

 - Bàn luận: Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?

+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.

+ Lòng hiếu thảo là  chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.

+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.

  - Mở rộng

- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

 - Bài học nhận thức và hành động

- Sống phải có lòng hiếu thảo.

- Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu tác giả tác phẩm cũng như nhân vật Phương Định.

  • Giải quyết vấn đề

+ Khái quát về nhân vật Phương Định: người con gái Hà Thành với bím tóc dày và cái cổ cao kiêu hãnh, trẻ trung yêu đời và hay mơ mộng. Dịu dàng, nữ tính ý thức được vẻ đẹo bản thân; thường xuyên nhớ mẹ và những kỉ niệm ở mảnh đất Hà Thành.

+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Sống trong một hang sâu dưới chân một cao điểm, nhiệm vụ là đo lượng đất đá, lấp hố bom,…

+ Vẻ đẹp của nhân vật: Tinh thần cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc; Dũng cảm, kiên cường; tinh thần trách nhiệm cao; lạc quan yêu đời tâm hồn trong sáng….

+ Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

1

 

 

 

 

0

3

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

2

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

5

0

 

 

 

 

 

VỀ MÙA XOÀI MẸ THÍCH

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

2

0

 

C1,2

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C4

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C5

 

Vận dụng cao

  • Xác định biện pháp tu từ sử dụng trong bài cũng như tác dụng của chúng

1

0

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

  • Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả

1

0

 

C1 phần viết

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com