1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Bản bán trụ là:
- A. là một khối nhựa trong suốt có màu đỏ
B. là một khối thủy tinh trong suốt
- C. là một khối kim loại
- D. là một khối gỗ
Câu 2: Dụng cụ dùng để rót chất lỏng hoặc dùng để lọc là:
- A. Bát sứ
B. Phễu
- C. Bình cầu
- D. Phễu chiết
Câu 3: Điện kế dùng để :
A. phát hiện dòng điện cảm ứng
- B. Đo cường độ dòng điện
- C. Đo hiệu điện thế
- D. Đo điện trở
Câu 4: Phần đầu tiên của bài báo cáo một vấn đề khoa hoa học là:
- A. Giới thiệu
B. Tiêu đề
- C. Tóm tắt
- D. Phương pháp
Câu 5: Oxide thường có trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông là:
- A. NaOH
B. CuO
- C. HCl
Câu 6: Tiêu đề của bài báo cáo một vấn đề khoa học cần đảm bảo:
A. Chính xác và mô tả rõ ràng nội dung của báo cáo
- B. Nêu được mục tiêu của vấn đề nghiên cứu
- C. Ngắn gọn, thấy được tầm quan trọng của vấn đề
- D. Tóm tắt được những phát hiện chính của bài báo cáo
Câu 7: Dụng cụ dùng để thực hiện một số phản ứng tỏa nhiệt mạnh là:
A. Bát sứ
- B. Phễu
- C. Bình cầu
- D. Lưới tản nhiệt
Câu 8: Kích thước tiêu chuẩn cho báo cáo treo tường là:
- A. Khổ giấy A1 hoặc A2
B. Khổ giấy A0 hoặc A1
- C. Khổ giấy A2 hoặc A3
- D. Chỉ sử dụng khổ giấy A0
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Đồng hồ đo điện đa năng không đo được đại lượng nào sau đây:
- A. Cường độ dòng điện
- B. Hiệu điện thế
C. Công suất
- D. Điện trở
Câu 2: Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính không có thiết bị nào sau đây:
- A. Thấu kính phân kì
- B. Màn chắn
C. Gương phẳng
- D. Khe hình chữ F
Câu 3: Chức năng của bình cầu là:
- A. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch
B. Đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất
- C. Trọng hoặc đun nóng các chất rắn
- D. Tách chất theo phương pháp chiết
Câu 4: Thiết bị sau đây được sử dụng để làm gì?
- A. Đo cường độ dòng điện
- B. Đo hiệu điện thế
C. Phát hiện dòng điện cảm ứng
- D. Đo điện trở trong mạch điện xoay chiều
Câu 5: Khi dòng điện đi vào chốt G0 (hoặc G1) và đi ra từ chốt âm (-) thì kim điện kế có hiện tượng gì?
A. Lệch sang bên phải
- B. Lệch sang bên trái
- C. Ban đầu lệch sang bên phải rồi sau đó lệch sang bên trái
- D. Giữ thăng bằng ở vị trí số 0
Câu 6: Mục đích của mục giới thiệu trong bài báo cáo một vấn đề khoa học là gì?
- A. Tổng hợp nội dung chính của bài báo cáo
B. Mô tả vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của vấn đề; mục tiêu của nghiên cứu
- C. Trình bày dữ liệu thu được một cách rõ ràng, sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng
- D. Phân tích và giải thích ý nghĩa của kết quả; so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có)
Câu 7: Việc nào sau đây không nên làm khi trình bày bài báo cáo treo tường:
- A. Dùng ít chữ và tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thông qua hình ảnh và đồ thị
- B. Đảm bảo hình ảnh và văn bản rõ ràng, sắc nét
- C. Trưng bày báo cáo treo tường ở nơi dễ nhìn và tiếp cận được
D. Viết thật nhiều thông tin lên báo cáo để cho thấy vấn đề đang tìm hiểu có chiều sâu
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Tại sao không nên tự ý nghiền và trộn hóa chất?
A. Vì một số hóa chất có thể tạo ra hỗn hợp chất nổ khi trộn với nhau
- B. Vì sau khi nghiền, trộn các hóa chất khó bảo quản hơn
- C. Vì muốn nghiền hóa chất cần sử dụng máy móc chuyên dụng
- D. Vì các chất dễ bị bay hơi sau khi nghiền và trộn hóa chất
Câu 2: Khi lựa chọn màu nền cho bài thuyết trình cần cân nhắc sử dụng màu sắc như thế nào?
- A. Lựa chọn màu sắc rực rỡ để nổi bật nội dung cần trình bày
B. Sử dụng màu sắc có sự đối lập giữa màu chữ và màu nền
- C. Kết hợp nhiều màu sắc và kiểu chữ khác nhau
- D. Chỉ nên sử dụng những gam màu nóng để làm nổi bật bài thuyết trình
Câu 3: Đâu không phải là ưu điểm khi sử dụng báo cáo treo tường?
- A. Hỗ trợ hiệu quả khi thuyết trình
- B. Có thể tự do sáng tạo nội dung
C. Dễ dàng chỉnh sửa trên phần mềm
- D. Có thể sáng tạo hình thức theo sở thích
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi bảo quản H2SO4 cần lưu ý điều gì?
- A. Sử dụng các thùng kim loại để bảo quản
- B. Để gần nơi chứa base hay chất khử
C. Lưu trữ bằng bồn nhựa, phuy nhựa
- D. Bảo quản chung với các kim loại nặng, kim loại nhẹ, các chất có tính acid
Câu 2: Khi sử dụng và bảo quản phễu thủy tinh cần lưu ý điều gì?
- A. Sử dụng phễu, bình thủy tinh mỏng cho các dung dịch kiềm, acid đậm đặc
B. Đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng
- C. Khi rót cần đổ thật đầy chất lỏng lên phễu
- D. Có thể bảo quản chung phễu thủy tinh với các dụng cụ thí nghiệm khác