Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 5: Khúc xạ ánh sáng

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 5: Khúc xạ ánh sáng KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ

  • A. nhỏ hơn.
  • B. lớn hơn hoặc bằng.
  • C. lớn hơn.
  • D. nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

Câu 2: Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Chọn biểu thức đúng 

  • A. n1sinr = n2sini.
  • B. n1sini = n2sinr.
  • C. n1cosr = n2cosi.
  • D. n1tanr = n2tani.

Câu 3: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

  • A. gãy khúc.
  • B. uốn cong.
  • C. dừng lại.
  • D. quay trở lại.

Câu 4: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

  • A. chính nó.
  • B. chân không.
  • C. không khí.
  • D. nước.

Câu 5: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường:

  • A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
  • B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lởn.
  • C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.
  • D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

Câu 6: Theo định luật khúc xạ thì:

  • A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  • B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.
  • C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
  • D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 7: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với:

  • A. Chân không
  • B. Dầu ăn
  • C. Không khí
  • D. Nước

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

  • A. sini = n.
  • B. sini = 1/n.
  • C. tani = n.
  • D. tani = 1/n.

Câu 2: Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  • A. v1 > v2; i > r.
  • B. v1 > v2; i < r.
  • C. v1 < v2; i > r.
  • D. v1 < v2; i < r.

Câu 3: Một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với góc tới và góc khúc xạ lần lượt là 45o và 30o. Kết luận nào dưới đây không đúng?

  • A. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
  • B. Phương của tia khúc xạ và phương của tia tới hợp nhau một góc 15o.
  • C. Luôn có tia khúc xạ với mọi góc tới.
  • D. Môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2.

Câu 4: Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) với vận tốc v1 sang môi trường (2) với vận tốc v2, biết v2 < v1 thì

  • A. i < r.
  • B. i > r.
  • C.
  • D. n2sini = n1sinr.

Câu 5: Một tia sáng chiếu xiên góc từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn với góc tới i thì tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc khúc xạ r. Khi tăng góc tới i (với sini < n2/n1) thì góc khúc xạ r

  • A. tăng lên và r > i.
  • B. tăng lên và r < i.
  • C. giảm xuống và r > i.
  • D. giảm xuống và r < i.

Câu 6: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.

  • A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.
  • B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.
  • C. góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.
  • D. tỉ số sini với sinr là không đổi.

Câu 7: Chọn phương án sai, khi nói về hiện tượng khúc xạ?

  • A. Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng
  • B. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
  • C. Định luật khúc xạ viết thành n1sini = n2sinr có dạng là một định luật bảo toàn.
  • D. Định luật khúc xạ viết thành n2sini = n1sinr có dạng là một số không đổi.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 1,333. Giá trị của r là

  • A. 37,97°.
  • B. 22,03°. 
  • C. 40,52°.
  • D. 19,48°.

Câu 2: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Khi góc tới là 60o thì góc khúc xạ là?

  • A. 47,3o.
  • B. 56,4o.
  • C. 50,4o.
  • D. 58,7o.

Câu 3: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 8°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường A. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s.

  • A. 2,25.105 km/s
  • B. 2,3.105 km/s
  • C. 1,5.105km/s
  • D. 2,5.105 km/s

Câu 4: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 10°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường B. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường A là 4.105 km/s.

  • A. 2,2.105 km/s
  • B. 4,3.105 km/s
  • C. 1,5.105km/s
  • D. 6,6.105 km/s

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 60o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30o. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 60o thì góc khúc xạ là?

  • A. 38o.
  • B. 34o.
  • C. 43o.
  • D. 28o.

Câu 2: Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là . Tính h. 

A diagram of a line with arrows and a red circle

Description automatically generated

  • A. 20 cm 
  • B. 12 cm 
  • C. 15 cm 
  • D. 25 cm
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 5: Khúc xạ ánh sáng, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 5: Khúc xạ ánh sáng, Câu hỏi trắc nghiệm bài 5: Khúc xạ ánh sáng KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com