Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 6: Phản xạ toàn phần

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 6: Phản xạ toàn phần KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

  • A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
  • B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
  • C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất
  • D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Câu 2: Khi tia sáng truyền xiên góc tới mặt phân cách hai môi trường trong suốt khác nhau mà không có tia khúc xạ thì chắc chắn

  • A. môi trường chứa tia tới là chân không
  • B. môi trường chứa tia tới là không khí
  • C. có phản xạ toàn phần
  • D. ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn

Câu 3: Nếu n1 > n2 thì: 

  • A. sin r > sin i 
  • B. sin i > sin r 
  • C. sin r sin i 
  • D. sin i sin r

Câu 4: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

  • A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
  • B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
  • C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
  • D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 5: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:

(1)(1) (2)(2) (3)(3) (4)(4)

Nếu muốn luôn luôn có khúc xạ ánh sáng thì (các) điều kiện là:

  • A. (1). 
  • B. (2).
  • C. (l) và (4). 
  • D. (2) và (3).

Câu 6: Trong sợi quang phần lõi được làm bằng: 

  • A. Kim loại như sắt, thép,... 
  • B. Thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt 
  • C. Một bó các sợi đồng 
  • D. Các chất có tính dẫn điện 

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi đi trên đường nhựa vào ngày nắng nóng, ta có thể thấy ở phía xa trên mặt đường dường như có lớp nước phản xạ ánh sáng, nhưng khi đến gần thì chỉ thấy mặt đường khô ráo. Hiện tượng này là do: 

  • A. Khúc xạ ánh sáng xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí phía trên 
  • B. Phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa mặt đường nhựa bị đốt nóng và phần không khí phía trên 
  • C. Phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên 
  • D. Khúc xạ của các tia sáng mặt trời trên mặt đường nhựa 

Câu 2: Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2 (n1 > n2). Nếu tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì có thể kết luận

  • A. góc tới bằng góc tới giới hạn phản xạ toàn phần         
  • B. góc tới lớn hơn góc phản xạ toàn phần
  • C. không còn tia phản xạ                                      
  • D. chùm tia phản xạ rất mờ

Câu 3: Nếu có phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì:

  • A. vẫn có thể có phản xạ toàn phần khi ánh sáng từ môi trường (2) vào môi trường (1).
  • B. không thể có phản xạ toàn phần khi ánh sáng từ môi trường (2) vào môi trường (1).
  • C. không thể có khúc xạ khi ánh sáng từ môi trường (2) vào môi trường (1).
  • D. không có thể có phản xạ khi ánh sáng từ môi trường (2) vào môi trường (1).

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào sai? Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 < n1 thì

  • A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.
  • B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
  • C. tỉ số giữa sin i và sin r là không đổi khi cho góc tới thay đổi.
  • D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 90° khi góc tới i biến thiên.

Câu 5: Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) hình vẽ. Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây?

A diagram of a line with arrows

Description automatically generated with medium confidence

  • A. Từ (2) tới (1).
  • B. Từ (3) tới (1).
  • C. Từ (3) tới (2).   
  • D. Từ (1) tới (2).

Câu 6: Ba môi trường trong suốt là không khí và hai môi trường khác có các chiết suất tuyệt đối n1, n2 (với n2 > n1). Lần lượt cho ánh sáng truyền đến mặt phân cách của tất cả các cặp môi trường có thể tạo ra. Biểu thức nào kể sau không thể là sin của góc?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của thuỷ tinh là 1,5; chiết suất của nước là 4/3. Để có tia sáng đi vào nước thì góc tới (i) phải thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

  • A. i ≥ 62o44’
  • B. i < 62o44’
  • C. i < 65o48’
  • D. i < 48o35’

Câu 2: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất √3 đến mặt phân cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc i ≥ 60o sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n phải thoả mãn điều kiện:

  • A. n ≤ 1,7
  • B. n > 1,7
  • C. n ≤ 1,5
  • D. n > 1,5

Câu 3: Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3 , chiết suất của không khí là 1. Góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là

  • A. 41o48’
  • B. 48o35’
  • C. 62o44’
  • D. 38o26’

Câu 4: Biết chiết suất của nước là . Góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí:

  • A. 48,60 
  • B. 72,50  
  • C. 62,70  
  • D. 41,80

Câu 5: Những người đi biển thường thấy ảnh của những con tàu trên bầu trời (ảo ảnh) là do: 

  • A. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên.
  • B. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống.
  • C. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên.
  • D. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt, đặt trong không khí, tam giác ABC vuông tại A với AB = 1,2AC, như hình vẽ. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC. Trong điều kiện đó, chiết suất n của khối trong suốt có giá trị như thế nào?

A blue and red triangle with a red circle and a red circle with letters

Description automatically generated

  • A. n > 1,4
  • B. n < 1,41
  • C. 1 < n < 1,42
  • D. n > 1,3

Câu 2: Một khối thủy tinh có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm tia sáng song song SI thì chùm tia sáng sau đó đi là là mặt AC. Giá trị n là?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. 1,5

Câu 3: Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n sang không khí, nếu α = 60o thì β = 30o như hình. Góc α lớn nhất mà tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên là?

A line with a straight line

Description automatically generated with medium confidence

  • A. 45o44’.
  • B. 54o44’.
  • C. 44o54’.
  • D. 44o45’
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 6: Phản xạ toàn phần, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 6: Phản xạ toàn phần, Câu hỏi trắc nghiệm bài 6: Phản xạ toàn phần KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net