Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay chiều

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay chiều KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

  • A. Cơ
  • B. Nhiệt
  • C. Điện
  • D. Từ

Câu 2: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

  • A. Bàn là điện         
  • B. Máy sấy tóc
  • C. Đèn LED         
  • D. Ấm điện đang đun nước

Câu 3: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào sau đây: 

  • A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học 
  • B. Tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí 
  • C. Tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng phát sáng, tác dụng sinh lí 
  • D. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí 

Câu 4: Đưa 1 nam châm điện lại gần 1 đinh sắt, thấy đinh sắt bị hút dính vào nam châm điên. Hiên tượng gì sẽ xảy ra khi ta đặt vào 2 đầu dây của nam châm điện 1 dòng điện xoay chiều?

  • A. Không có hiện tượng gì (đinh sắt vẫn bị nam châm điện hút dính).
  • B. Đinh sắt rơi xuống.     
  • C. Đinh sắt rơi xuống và lại bị hút lại. 
  • D. Đinh sắt bị quay tròn.

Câu 5: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

  • A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
  • B. Tác dụng hóa học của dòng điện
  • C. Tác dụng từ của dòng điện
  • D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 6: Máy khử rung tim hoạt động là do: 

  • A. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều
  • B. tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều 
  • C. tác dụng từ của dòng điện xoay chiều 
  • D. tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều 

Câu 7: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

  • A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
  • B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
  • C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
  • D. Một đoạn băng dính.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?

  • A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.
  • B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
  • C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
  • D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

Câu 2: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

  • A. Máy thu thanh dùng pin.
  • B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
  • C. Tủ lạnh.
  • D. Ấm đun nước.

Câu 3: Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện? 

  • A. Tác dụng quang
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng điện

Câu 4: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

  • A. Bàn là điện.
  • B. Máy sấy tóc
  • C. Đèn LED.
  • D. Ấm điện đang đun nước

Câu 5: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
  • C. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
  • D. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.

Câu 6: Một nam châm điện được nối với nguồn điện xoay chiều. Khi đó cực từ ở mỗi đầu của nam châm điện có đặc điểm gì?

  • A. Một cực từ luôn là cực Bắc, cực từ còn lại lúc là cực Bắc, lúc là cực Nam.
  • B. Một cực từ luôn là cực Nam, cực từ còn lại lúc là cực Nam, lúc là cực Bắc.
  • C. Cực từ ở một đầu nam châm cũng luân phiên thay đổi tên từ Nam sang Bắc rồi từ Bắc sang Nam.
  • D. Một cực từ luôn là cực Bắc, một cực từ luôn là cực Nam.

Câu 7: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
  • B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
  • C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua bóng đèn dây tóc, thì dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng quang và tác dụng nhiệt.
  • C. Tác dụng từ.
  • D. Tác dụng quang

Câu 2: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A. Tác dụng cơ
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng quang
  • D. Tác dụng từ

Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm thẳng trong thí nghiệm dưới đây?

A diagram of a device

Description automatically generated

  • A. Nam châm thẳng bị xoay tròn.
  • B. Cực Nam của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
  • C. Cực Bắc của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
  • D. Cực Bắc của nam châm thẳng lần lượt bị hút, đẩy tùy theo chiều dòng điện vào thời điểm đó.

Câu 4: Trong những tác dụng của dòng điện : nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lý, tác dụng nào không phụ thuộc vào chiều dòng điện?

  • A. Nhiệt, quang, sinh lý
  • B. Từ
  • C. Hóa học.
  • D. Cả năm tác dụng.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Điều nào sau đây SAI khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều? 

  • A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. 
  • B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
  • C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn. 
  • D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

Câu 2: Một dây dẫn AB chạy ngang qua nhà. Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện đoạn dây AB có dòng điện chạy qua hay không? 

  • A. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.          
  • B. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.    
  • C. Đặt kim nam châm ra xa dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.    
  • D. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB không có dòng điện chạy qua.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay, Câu hỏi trắc nghiệm bài 15: Tác dụng của dòng điện xoay KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net