1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Công thức chung của chất béo là
- A. RCOOH.
- B. C3H5(OH)3.
C. (RCOO)3C3H5.
- D. RCOONa.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây chứa thành phần chính là chất béo?
- A. trứng gà.
- B. tóc.
C. dầu oliu.
- D. Dầu hỏa.
Câu 3: Thủy phân chất béo trong môi trường acid thu được
- A. glycerol và một loại acid béo.
B. glycerol và một số loại acid béo.
- C. glycerol và một muối của acid béo.
- D. glycerol và xà phòng.
Câu 4: Đun nóng chất béo với nước (acid làm xúc tác), thu được sản phẩm là
A. glycerol và acid béo.
- B. glycerol và muối của các acid béo.
- C. acid béo.
- D. Muối của các acid béo.
Câu 5: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được
- A. glycerol và muối của một acid béo.
- B. glycerol và acid béo.
- C. glycerol và xà phòng.
D. glycerol và muối của các acid béo
Câu 6: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng
- A. thủy phân hóa.
B. Xà phòng hóa.
- C. ester hóa.
- D. Hydrogen hóa.
Câu 7: Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được dùng để điều chế
- A. nước hoa.
- B. dầu ăn.
- C. ethylic alcohol
D. xà phòng và glycerol.
Câu 8: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có khối lượng phân tử là
A. 890 amu.
- B. 422 amu.
- C. 372 amu.
- D. 980 amu.
Câu 9: Tính chất vật lý của chất béo là
A. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
- B. Chất béo nặng hơn nước, tan trong nước, không tan trong benzen, dầu hỏa, xăng…
- C. Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
- D. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, không tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không thể là acid béo?
- A. C15H31COOH.
- B. C17H35COOH.
C. C17H33OH.
- D. C17H33COOH.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Chất béo không tan trong nước.
- B. Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.
C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.
- D. Chất béo tan được trong xăng, benzene…
Câu 3: Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có acid làm xúc tác:
A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH.
- B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O 3C3H5OH + R(COOH)3.
- C. 3RCOOC3H5 + 3H2O 3C3H5OH + 3RCOOH.
- D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O 3C3H5OH + R(COOH)3.
Câu 4: Dầu ăn là
- A. Ester
- B. Ester của glycerol
- C. Một ester của glycerol và acid béo
D. Hỗn hợp nhiều ester của glycerol và các acid béo
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(C17H35COO)3C3H5 + NaOH → C17H35COONa + C3H5(OH)3
Tổng hệ số các chất (là các số nguyên, tối giản) trong phản ứng trên là
- A. 5
- B. 6
- C. 7
D. 8
Câu 6: Điểm chung của ethylic alcohol, acetic acid và chất béo là
- A. đều không tan trong nước.
- B. đều tan trong nước.
- C. đều tác dụng với Na.
D. đều chứa các nguyên tố C, H, O
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Cho ethylic alcohol, acetic acid, chất béo lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, O2. Số phản ứng xảy ra là
- A. 5.
B. 7.
- C. 6.
- D. 8.
Câu 2: Để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo cần
- A. Giặt quần áo bằng nước lạnh.
B. Giặt kỹ quần áo bằng xà phòng.
- C. Dùng acid mạnh để tẩy.
- D. Giặt quần áo bằng nước muối.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Ethylic alcohol có tên gọi khác là etanol.
(2) Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.
(3) Chất béo là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
(4) Ethylic alcohol và acetic acid đều làm đổi màu quỳ tím.
(5) Acetic acid và chất béo đều tác dụng với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Đun 26,7 kg chất béo có công thức là (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glycerol thu được là
- A. 1,2 kg.
B. 2,76 kg.
- C. 3,6 kg.
- D. 4,8 kg.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glycerol và hỗn hợp muối của các acid béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là
A. 17,72 kg.
- B. 19,44 kg.
- C. 11,92 kg.
- D. 12,77 kg.