Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  • A. Biến dị vô cùng phong phú ở các loài giao phối.
  • B. Hoán vị gene.
  • C. Đột biến gene.
  • D. Các gene phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

Câu 2: Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Mendel đã sử dụng

  • A. phép lai thuận nghịch
  • B. phép lai khác dòng.
  • C. phép lai xa.
  • D. phép lai phân tích.

Câu 3: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

  • A. các gene trội phải lấn át hoàn toàn gene lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 
  • B. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gene (1: 2: 1)2.
  • C. các cặp gene quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
  • D. các gene tácđộng riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

Câu 4: Hai cặp allele Aa, Bb sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu chúng

  • A. nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.           
  • B. tương tác qua lại với nhau để cùng quy định 1 tính trạng.
  • C. cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể giới tính.  
  • D. cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.

Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

  • A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
  • B. sự tổ hợp các allele trong quá trình thụ tinh.
  • C. sự phân li độc lập của các tính trạng.        
  • D. Sự phân li độc lập của các cặp allele trong quá trình giảm phân.

Câu 6: Phương pháp phân tích cơ thể lai của mendelgồm các bước:

(1) Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.

(2) Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.

(3) Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.

(4) Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản. 

Thứ tự đúng là:

  • A. (4) → (1) → (3) → (2).
  • B. (1) → (2) → (3) → (4).
  • C. (4) → (3) → (2) → (1).
  • D. (1) → (3) → (2) → (4).

Câu 7: Nội dung của quy luật phân li là: 

  • A. Các gene nằm trên một NST cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.       
  • B. Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp allele, do sự phân li đồng đều của cặp allele trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 allele của cặp.           
  • C. Mỗi tính trạng do một cặp allele quy định, do sự phân li đồng đều của cặp allele trong giảm phân nên ở F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1. 
  • D. Thuộc vào cặp gene khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội không hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa × Aa cho đời con có

  • A. 3 loại kiểu gene, 2 loại kiểu hình.
  • B. 3 loại kiểu gene, 3 loại kiểu hình.
  • C. 2 loại kiểu gene, 2 loại kiểu hình.
  • D. 4 loại kiểu gene, 3 loại kiểu hình.

Câu 2: Trong các thí nghiệm của Mendel về lai một tính trạng, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1, cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2

  • A. 3 trội : 1 lặn.
  • B. 100% kiểu hình trội.
  • C. 100% kiểu hình lặn.
  • D. 1 trội : 1 lặn.

Câu 3: Cho hình ảnh sau, cho biết hình này nói về hiện tượng gì?

IMG_256

  • A. Gene quy định màu hoa bị đột biến khi hai allele A và a tương tác với nhau trong cơ thể lai của của hoa.
  • B. Môi trường thay đổi làm xuất hiện hiện tượng thường biến kéo theo xuất hiện màu hoa mới.
  • C. Hiện tượng allele A trội không hoàn toàn so với allele a làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa đỏ và trắng là hoa hồng. 
  • D. Không có lời mô tả hiện tượng nào là đúng.

Câu 4: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gene nhất?

  • A. AaBb × Aabb.             
  • B. AABb × AaBB. 
  • C. AaBB × aabb.             
  • D. AABB × Aabb.

Câu 5: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho F1 có 4 kiểu hình phân li 1:1:1:1?

  • A. AaBb x AaBb.
  • B. AaBB x AaBb.
  • C. AaBB x AABb.
  • D. Aabb x aaBb.

Câu 6: Tại sao đối với các tính trạng trội không hoàn toàn thì không cần dùng lai phân tích để xác định trạng thái đồng hợp trội hay dị hợp?

  • A. Vì mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu gene.
  • B. Vì gene trội lấn át không hoàn toàn gene lặn.
  • C. Vì gene trội không hoàn toàn trong thực tế là phổ biến.
  • D. Vì tính trạng biểu hiện phụ thuộc vào kiểu gene và môi trường.

Câu 7: TRong trường hợp genee trội hoàn toàn , khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, sau đó F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình của F2

  • A. 9:3:3:1 - gồm 4 kiểu hình, 9 kiểu gene.
  • B. 1:1:1:1 - gồm 4 kiểu hình, 4 kiểu gene.
  • C. 9:6:1 - gồm 3 kiểu hình, 9 kiểu gene.
  • D. 3:1 - gồm 2 kiểu hình, 3 kiểu gene.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Trong phép lai giữa hai cá thế có kiểu gene AaBBDd × aaBbDd (mỗi gene quy định một tính trang, các gene trội hoàn toàn) thu được kết quả

  • A. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gene.
  • B. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gene.
  • C. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gene.
  • D. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gene.

Câu 2: Ở một loài thực vật, các gene quy định các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gene AaBb tự thụ phấn thì tỷ lệ kiểu gene aabb ở đời con là

  • A. 2/16.
  • B. 1/16.
  • C. 9/16.
  • D. 3/16.

Câu 3: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gene: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gene quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là 

  • A. 1/128.
  • B. 9/128.
  • C. 3/32.
  • D. 9/64.

Câu 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gene nằm trên các NST khác nhau, mỗi gene có 2 allele. Những cá thể chỉ mang allele lặn là những có thể thấp nhất với chiều cao 150 cm. Sự có mặt của mỗi allele trội trong kiểu gene sẽ làm cho cây tăng thêm 10 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với cây cao nhất. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là? 

  • A. 1:1:1:1.
  • B. 1:3: 3:1.
  • C. 1:4:4:1.
  • D. 9:3:3:1.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ở môt loài thưc vật, hình dạng quả do hai cặp allele Aa và Bb, nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau quy định. Sự có mặt của hai allele trội A và B cho kiểu hình quả tròn, nếu thiếu một trong hai gene trội A hoặc B hoặc thiếu cả hai gene trội A và B sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho cây (P) có kiểu gene dị hợp hai cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gene này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, khi nói về đời lai F1, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1) Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả tròn và 50% số quả dài.

2) Trong số các cây F1, có 43,75% số cây cho quả dài.

3) Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 56,25% số cây quả tròn, 37,5% số cây quả dài và 6,25% số cây có cả quả tròn và quả dài.

4) Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó số quả tròn chiếm 56,25%.

5) Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, 100% quả tròn hoặc 100% quả dài.

  • A. 1.  
  • B. 2.   
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Một loài thực vật có A - cây cao , a - cây thấp , B - hoa kép, b - hoa đơn , DD hoa đỏ, Dd hoa hồng , dd hoa trắng Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỷ lệ phân li kiểu hỉnh là 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gene của bố mẹ trong phép lai trên?

  • A. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × AabbDd.
  • B. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbDD.
  • C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd.
  • D. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 37: Các quy luật di truyền của, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 37: Các quy luật di truyền của, Câu hỏi trắc nghiệm bài 37: Các quy luật di truyền của KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net