Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 49: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 49: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Tiến hóa sinh học là 

  • A. Sự thay đổi màu sắc của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  • B. Sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  • C. Sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  • D. Sự thay đổi cấu trúc cơ thể của sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Câu 2: Sự tiến hóa của xương chi ngựa đã giúp gì cho loài ngựa?

  • A. Chạy nhanh hơn.
  • B. Chạy chậm hơn.
  • C. Đứng vững hơn.
  • D. Bền bỉ hơn.

Câu 3: Con người ứng dụng chọn lọc nhân tạo để

  • A. nâng cao nang suất chất lượng vật nuôi và cây trồng.
  • B. nâng cao năng suất và chất lượng vi khuẩn.
  • C. nâng cao năng suất và chất lượng virus.
  • D. nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 4 đến số 6

“Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể …(3)… hơn với môi trường sống có khả năng  …(4)… cao hơn, dẫn đến …(5)… có đặc điểm thích nghi được di truyền trở nên phổ biến trong quần thể” 

Câu 4: Số (3) là

  • A. dị ứng.
  • B. xung đột.
  • C. thích nghi.
  • D. xung khắc.

Câu 5: Số (4) là

  • A. sống sót và sinh sản.
  • B. tiêu diệt và tuyệt chủng.
  • C. sống sót và sinh trưởng.
  • D. sinh trưởng và sinh sản.

Câu 6: Số (5) là

  • A. số lượng cá thể.
  • B. số lượng kiểu gene.
  • C. số lượng quần xã.
  • D. số lượng allele.

Câu 7: Chọn lọc tự nhiên là quá trình nào sau đây? 

  • A. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường. 
  • B. Sự lựa chọn của con người về sinh vật nuôi. 
  • C. Sự biến đổi di truyền ngẫu nhiên. 
  • D. Sự thích ứng của sinh vật với môi trường.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải mục đích của chọn lọc nhân tạo?

  • A. Nâng cao chất lượng.
  • B. Nâng cao năng suất.
  • C. Nâng cao khả năng thích nghi với môi trường.
  • D. Giảm sức đề kháng.

Câu 2: Thông qua cơ chế chọn lọc tự nhiên, quần thể nào sau đây không hình thành?

  • A. Côn trùng kháng thuốc trừ sâu.
  • B. Vi khuẩn kháng thuôc kháng sinh.
  • C. Gấu trúc được bảo tồn trong khu bảo tồn.
  • D. Virus mới kháng vaccine vốn có.

Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tuyệt chủng là

  • A. do sinh sản ít, đồng thời lại bi các loài khác dùng làm thức ăn.
  • B. do cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng nên bị diệt vong,
  • C. có những thay đổi về khí hậu, địa chất nhưng sinh vật không thích nghi được.
  • D. do cạnh tranh khác loài dẫn đến loài yếu hơn bị đào thải.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại đại chất?

  • A. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
  • B. Sự trôi dạt các màng lục địa.
  • C. Do động đất, sống thần, núi lửa phun trào
  • D. Sự xuất hiện của loài người.

Câu 5: Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hiện tượng gì sau đây? 

  • A. Sự biến đổi di truyền ngẫu nhiên. 
  • B. Sự thích ứng của sinh vật với môi trường. 
  • C. Sự biến đổi về cấu trúc của gen. 
  • D. Sự lựa chọn của con người về sinh vật nuôi.

Câu 6: Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tăng cường sự sống của cá thể nào sau đây? 

  • A. Cá thể có sự thích ứng tốt với môi trường. 
  • B. Cá thể có gene trội. 
  • C. Cá thể có số lượng lớn con cái. 
  • D. Cá thể có sức mạnh vật lý cao.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1:

A chicken evolution chart

Description automatically generated with medium confidence

Hình ảnh trên mô tả cho:

  • A. Chọn lọc tự nhiên.
  • B. Chọn lọc nhân tạo.
  • C. Sinh vật biến đổi gene.
  • D. Sinh vật đột biến gene.

Câu 2: 

A diagram of different types of vegetables

Description automatically generated

Hình ảnh trên mô tả cho:

  • A. Chọn lọc tự nhiên.
  • B. Chọn lọc nhân tạo.
  • C. Sinh vật biến đổi gene.
  • D. Sinh vật đột biến gene.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ?

  • A. CLTN có thể duy trì và củng cố những đột biến có lợi.
  • B. CLTN tạo nên những đột biến có lợi.
  • C. Con đường duy nhất để loại bỏ những đột biến có hại là phải trải qua CLTN.
  • D. CLTN là một quá trình ngẫu nhiên.

Câu 4: 

A group of giraffes eating from a tree

Description automatically generated

Hình ảnh trên mô tả cho :

  • A. Chọn lọc tự nhiên.
  • B. Chọn lọc nhân tạo.
  • C. Sinh vật biến đổi gene.
  • D. Sinh vật đột biến gene.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể.

(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

(3) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

(4) Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

(5) Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

  • A. 4.
  • B. 3.     
  • C. 2.     
  • D. 5.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1) Chim ưng (Eagles): Chim ưng có cấu trúc hình thức và sức mạnh vật lý cao, giúp chúng săn mồi một cách hiệu quả trong môi trường tự nhiên. Những con chim ưng có khả năng săn mồi tốt hơn thường có cơ hội sống lâu hơn và sinh sản.

(2) Bọ cánh cứng (Beetles): Các loài bọ cánh cứng thường phát triển những đặc điểm vật lý độc đáo như màu sắc, hình dáng và kích thước để làm mình trở nên khó nhận biết hoặc đặc biệt hơn trong môi trường sống của chúng. Những bọ có đặc điểm phù hợp hơn với môi trường sống của mình thường có khả năng sống sót và sinh sản tốt hơn.

(3) Cá Koi (Koi Fish): Cá Koi là một loại cá cảnh phổ biến được nuôi dưỡng bởi con người. Qua nhiều thập kỷ, người chơi cá Koi tạo ra các giống cá với màu sắc và mẫu vả hoàn hảo.

(4) Ngô Genetically Modified (GMO): Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các giống có khả năng chịu hạn, chịu sâu bệnh tốt hơn và sản xuất ra lượng lớn hơn.

(5) Cá da trơn (Slippery fish): Cá da trơn thường phát triển một lớp sáp nhờn trên da giúp chúng tránh bị bám cặn hoặc bị chộp bởi các đối thủ săn mồi. Những con cá có lớp da trơn tốt hơn thường có khả năng sống sót cao hơn trong môi trường nước đầy rủi ro.

Số phát biểu về chọn lọc nhân tạo là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3:  Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung: 

(1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể. 

(2) Tác động trực tiếp lên kiểu gene mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật. 

(3) Làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể không theo hướng xác định. 

(4) Làm xuất hiện các allele mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể. 

(5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi. 

(6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số allele của quần thể theo nhiều hướng khác nhau. 

Số nội dung đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 49: Khái niệm tiến hóa và các, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 49: Khái niệm tiến hóa và các, Câu hỏi trắc nghiệm bài 49: Khái niệm tiến hóa và các KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net