Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 50: Cơ chế tiến hóa

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 50: Cơ chế tiến hóa KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?

  • A. Quần thể. 
  • B. Hệ sinh thái.      
  • C. Quần xã. 
  • D. Cá thể.

Câu 2: Darwin quan niệm biến dị cá thể là

  • A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
  • B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
  • C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trinh sinh sản.
  • D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu 3: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là

  • A. đột biến và biến dị tổ hợp.
  • B. do ngoại cảnh thay đổi.
  • C. biến dị cá thế hay không xác định.
  • D. biến dị cá thể hay xác định.

Câu 4: Theo Lamarck nguyên nhân tiến hoá là do

  • A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  • B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
  • C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
  • D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên

Câu 5: Tiến hóa nhỏ là

  • A. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần xã qua các thế hệ.
  • B. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể qua các thể hệ.
  • C. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu NST trong quần xã qua các thế hệ.
  • D. quá trình biến đổi tần số allele trong quần thể qua các thế hệ.

Câu 6: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đâu không phải nhân tố tiến hóa?

  • A. Đột biến.
  • B. Di nhập gene.
  • C. Chọn lọc nhân tạo.
  • D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài

  • A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
  • B. sinh ra cùng một thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
  • C. biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
  • D. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Vai trò chính của đột biến gene trong quá trình tiến hóa là

  • A. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
  • B. quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
  • C. làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
  • D. làm giảm đa dạng di truyền và làm nghèo vốn gene của quần thể.

Câu 2: Trong quá trình tiến hóa, nhân tố nào làm thay đổi tần số allele của quần thể chậm nhất?

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
  • B. Chọn lọc tự nhiên.
  • C. Di – nhập gene.
  • D. Đột biến. 

Câu 3: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ ?

  • A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài.
  • B. Tiến hóa nhỏ làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
  • C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô loài và diễn biến không ngừng.
  • D. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Câu 4: Khi nói về học thuyết tiến hóa của Darwin, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  • B. CLTN là quá trình đào thải các sinh vật mang các biến dị không thích nghi và giữ lại các sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng thích nghi.
  • C. Hạn chế của học thuyết tiến hóa Darwin là chưa làm rõ được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị.
  • D. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Darwin nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể.

Câu 5: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì

  • A. tăng cường sự phân hoá kiểu gene trong quần thể gốc.
  • B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
  • C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
  • D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gene của quần thể.

Câu 6: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Darwin là chưa

  • A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
  • B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
  • C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
  • D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Câu 7: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây ở quần thể 2: Đây là ví dụ về

  • A. yếu tố ngẫu nhiên.
  • B. di – nhập gene.
  • C. giao phối không ngẫu nhiên.
  • D. thoái hóa giống.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố làm phá vỡ trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?

(1) Các yêu tố ngẫu nhiên.         

(2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Quá trình đột biến.     

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Di nhập gene.   

(6) Giao phối ngẫu nhiên.

  • A. 2.  
  • B. 5.   
  • C. 3.
  • D. 6.

Câu 2: Trong các nhán tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi thành phần kiểu gene của quẩn thể theo một hướng xác định?

(1) Đột biến.

(2) Chọn lọc tự nhiên.

(3) Di - nhập gene.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên.

  • A. 1.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 2.

Câu 3: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

  • A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu
  • B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ.
  • C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
  • D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể đe thích nghi với môi trường

Câu 4: Xét các đặc điểm:

I. Xuất hiện ở từng cá thể riêng rẽ và có tần số thấp.

II. Luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

III. Luôn di truyền được cho thế hệ sau.

IV. Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

V. Có thể có lợi cho thể đột biến.

VI. Là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

VII. Đột biến gene có các đặc điểm

  • A. I, II, IV, V.        
  • B. I, IV, V.  
  • C. I, III, VI.
  • D. I, IV, V, VI.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho các phát biểu sau đây:

1. Chọn lọc tự nhiên chống lại allele lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại allele trội.

2. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.

3. Đột biến và di – nhập gene là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện allele mới trong quần thể sinh vật.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định.

5. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gene khác trong quần thể.

6. Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một allele trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại allele trội.

7. Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:

  • A. 5.
  • B. 6.   
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 2: Trong tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm sau đây?

1. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.

2. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

3. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.

4. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm.

  • A. 1.  
  • B. 4.   
  • C. 3.
  • D. 2.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa, Câu hỏi trắc nghiệm bài 50: Cơ chế tiến hóa KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com