Đề văn 7: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Đề văn 7: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Đề văn 7: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu về câu tục ngữ.

2. Thân bài

  • Giải thích câu tục ngữ:
    • Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.
    • Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.

=> Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.

    • Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại.
    • Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp:
  •  Cá nhân:
    • Hiểu và tiếp thu giá trị cao đẹp của lối sống này.
    • Giữ vững quan điểm lập trường đúng đắn nhưng không bảo thủ, chịu khó lắng nghe.
  • Gia đình:
    • Tích cực hơn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái.
    • Sống tích cực để làm gương cho con cái noi theo.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

Bài làm

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” như một lời răn dạy đúng với mọi thời đại. Thực sự ta như thấy được câu tục ngữ dường như nó cũng đã được xem như quy chuẩn sống của rất nhiều con người. Không còn gì phải suy xét khi nói được câu tục ngữ đồng thời cũng chính là kim chỉ nam cho con người cố gắng phấn đấu và sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình hơn nữa. Thực sự ta như thấy được cuộc sống con người luôn phải trải nghiệm và luôn phải gặp những khó khăn, những cạm bẫy mà khó có thể giữ được lòng tự trọng. Điều tốt xấu dường như cũng chỉ cách nhau trong gang tấc và mong manh lắm. Chúng ta phải luôn luôn ý thức được những điều mình làm để từ đó mới có những nhận định đúng đắn. Bỏ qua những cái tôi thường ngày đi để rồi được tiếp nhận những điều tốt. Ở đó mà con người ta vẫn giữ được thiên lương trong sạch trong cuộc sống xô bồ này. Hãy tin vào chính mình, hành động phải suy xét không bị những cám dỗ lợi dụng.

Có thể nhận thấy được câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn, nó dường như cũng đã để lại cho con người nhiều suy ngẫm trước những vấn đề của cuộc sống. Thật sự ta như thấy được rằng chính mỗi chúng ta đều phải tự nhìn nhận lại chính mình trong các mối quan hệ xã hội. Và ta cũng nên hiểu được rằng chúng ta khi được sống trong ở đây được hiểu là sống đúng đắn, đồng thời mỗi chúng ta cũng sống đúng với quy tắc chuẩn mực mà xã hội đề ra, đồng thời chúng ta cũng nên phải biết sống đúng với chuẩn mực giá trị của cuộc sống.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” dường như cũng đã để lại cho con người nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống. Thực sự nó cũng chính là kim chỉ nam cho chúng ta. Và nó dường như cũng đã khuyên ngăn con người cần sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Câu tục ngữ như đã luôn luôn sống và đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế. Chính vì như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, đồng thời dường như cũng đã đem đến nhiều bài học có giá trị, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết cách sống đúng tiêu chuẩn mà xã hội quy định cho chúng ta.

Thực sự ta như thấy được rằng chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đi liền với biết bao nhiêu giá trị ý nghĩa mà cuộc sống đề ra. Chúng ta sống trên đời này cũng nên phải sống trong sạch, thiên lương trong sáng, đúng đắn với mọi người. Hơn nữa ta như phải luôn luôn thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống, con người chúng ta cũng sống đúng đắn đó là những điều đem đến cho con người nhiều bài học có giá trị, đồng thời có ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc sống của mình.

Ta như biết được rằng chính mỗi con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình. Hơn nữa mỗi chúng ta cũng không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình. Thực sự điều này cũng đúng như dân gian ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về vấn đề này như: “Chết vinh còn hơn sống nhục".

Bài mẫu 2: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Đề văn 7: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Bài làm

Cuộc sống luôn là những thử thách, là những khó khăn không thể ngờ trước. Thật vậy nếu mỗi người không kiên cường vượt qua sẽ dễ dàng bị cuốn vào những cám dỗ của cuộc sống để rồi đánh mất nhân phẩm, nhân cách. Ai cũng có một lần để sống, nhưng sống sao cho đúng, cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Và thông điệp về lối sống cao đẹp đã được cha ông ta gửi gắm qua câu tục ngữ: "Chết trong còn hơn sống đục".

Đúng vậy, ai trên đời cũng phải sống, lớn lên và trưởng thành, thế nhưng sống sao cho đúng, sống sao cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Câu tục ngữ "Chết trong còn hơn sống đục đã khẳng định một chân lý của cuộc sống, đó là lối sống cao đẹp, sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình, sống hết mình, cố gắng hết sức để đạt được lý tưởng ấy. Khi mình đã đặt ra mục tiêu thì đồng nghĩa với việc phải tự mình vượt qua những thử thách, dẫu con đường phía trước có gian nan, dẫu nhiều khổ đau, nhưng đó là lựa chọn của mình, đã là đam mê thì không thể từ bỏ. "Chết trong" là cách nói ẩn dụ cho lối sống ngay thẳng, trong sạch, thà chấp nhận thiệt thòi, mất mát về vật chất nhưng quyết không đi ngược lại lẽ phải hay lí tưởng sống mà bản thân theo đuổi. Trái ngược với "Chết trong" là "Sống đục". Sống trong hèn nhát mà không có một chút cố gắng, sống mà cứ phải sợ hãi đủ thứ, chôn vùi khát vọng của bản thân mình hoặc hèn nhát và chọn con đường tắt đi đến vạch đích của mình để rồi trở thành tội phạm, trở thành kẻ xấu xa, bị tha hóa. Và không chỉ có vậy, kẻ sống đục còn là kẻ vong ân bội nghĩa, không coi trọng danh dự bản thân để rồi lừa lọc buôn gian bán lận nhằm thu lợi nhuận về phía mình.

Lối sống cao cả, xả thân vì nghĩa, thà chết trong chứ không chịu sống đục đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó là Lê Lai xả thân cứu chúa, rồi lại đến Trần Bình Trọng với tư tưởng trung quân quyết làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc. Thời kì chống Pháp khi chúng đổ quân vào Bắc Kì, trong tình thế nguy nan ngàn cân treo sợi tóc hai vị tổng đốc Hà thành là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã tuần tiết để không rơi vào tay giặc, tự tay kết liễu sinh mạng mình không một chút do dự. Và rồi những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp trong đầy thử thách và cam go, trong chín năm kháng chiến ấy quân dân Hà Nội đã tự nguyện đốt nhà ngăn giặc, hy sinh của cải và tính mạng của mình để phục vụ công cuộc bảo vệ tổ quốc. Băng qua những ngày tháng gian khổ chống Pháp dân tộc ta lại một lần nữa phải đối chọi với đế quốc Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Dù cho giặc có trang thiết bị hiện đại, được trang bị vũ khí tối tân với uy lực mạnh thế nhưng quân và dân ta vẫn cứ thế anh dũng xông lên chiến đấu, bất chấp tất cả dù biết đi là không thể trở về, đi là phải hy sinh. Và một trong những tấm gương anh dũng đó là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Đừng. Họ là những con người bằng da bằng thịt nhưng có tinh thần thép, dũng cảm chiến đấu hết mình mặc cho có phải hy sinh cả tính mạng. Bài ca vang dội về chiến công hiển hách của những vị anh hùng sẽ còn được vang lên mãi, trở thành tấm gương sáng ngời về lối sống cao đẹp " Chết trong còn hơn sống đục" của dân tộc.

Và câu chuyện về lối sống cao đẹp ấy đã được cha ông ta gìn giữ và truyền lại cho đời sau rất tốt. Họ răn dạy con cháu phải sống sao cho đúng, sống sao cho sạch, họ giáo dục con em mình dựa trên những tư tưởng cao đẹp của đạo Nho, đạo Phật. Cứ thế chúng ta lớn lên với sự thấm nhuần những triết lý cao đẹp ấy, biết sống sao cho xứng đáng với công nuôi dạy của cha mẹ, sống có lý tưởng cao đẹp, chết trong còn hơn sống đục. Và cũng chẳng phải bởi vì thấm nhuần đạo đức, lối sống cao đẹp này mà dân tộc ta đã có những bức tượng đài bất diệt về cuộc đời sáng trong như Trần Minh và Nguyễn Trãi với những nỗi oan xé lòng. Cả đời ông sống minh bạch, là một trung thần vừa có tài vừa có đức thế nhưng lại luôn gặp phải những bất công oan ức để rồi ông phải chịu nỗi oan giết vua dẫn đến diệt tộc.

Còn chúng ta thì sao? Chẳng phải cuộc sống bây giờ tốt lắm hay sao? Chúng ta được sống trong hòa bình, có tự do, độc lập, no ấm, chẳng còn phải chịu những bất công đến vô lý như vậy nữa thế nhưng tại sao trong chúng ta lại có những người lựa chọn lối sống hèn hạ, luồn cúi, sống một cách mờ nhạt và để bản thân mình "sống đục" như vậy. Và lối sống đục đã không còn là câu chuyện của một vài người mà nó đã trở thành những vấn đề lớn làm điên đảo xã hội, quay cuồng các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng phải khi đọc báo chúng ta vẫn bắt gặp những tin tức giật gân đáng giận như việc ăn gian hối lộ, rút lõi công trình để rồi việc xây dựng bị trì trệ, công trình cầu cống kém chất lượng, sập cầu, sập nhà cửa do ăn gian phí đầu tư. Đó chẳng phải đều là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, là những đồng tiền xương máu vất vả lắm mới có được vậy mà chỉ trong chốc lát những kẻ xấu xa vẩn đục lại lợi dụng chức vụ để vơ đầy túi mình. Rồi cuối cùng dân vẫn là người khổ, chúng ta khổ và người bên cạnh chúng ta cũng khổ. Cả xã hội đầy rẫy những hành động " không đẹp" mà đáng buồn nhất vẫn là việc trộm cắp của nhiều người trẻ. Họ trẻ, họ năng động và có đầy đủ sức khỏe cũng như điều kiện để tìm một công việc cho mình, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Biết vậy nhưng rất đáng buồn vì vẫn có những người trẻ ấp ủ trong mình tư tưởng làm giàu phi pháp, cướp đoạt của người khác để đổi lấy nhàn hạ cho mình. Nguy hiểm hơn cả là xã hội mà chúng ta đang sống đầy rẫy những trò lừa bịp, gian lận. Nhiều kẻ mua quan bán chức, học giả bằng thật, cuộc sống của con người bị đảo lộn vì quá coi trọng giá trị của đồng tiền, họ cho rằng có tiền là có tất cả, có tiền thì tội nặng cũng thành nhẹ, tội nhẹ coi như không có tội. Rồi nhờ tiền người ta bưng bít dư luận, tạo ra những hồ sơ lý lịch đẹp hơn ai hết nhưng thực ra đó chỉ là cái vỏ bọc hào nhoáng của kẻ dối nát chuộng lối "sống đục".

Vậy nên sống sao cho đúng, sao cho xứng với công sức nuôi dạy của cha mẹ mới gọi là sống. Để hành động đúng đắn thì trước tiên suy nghĩ của chúng ta cũng cần phải đúng đắn. Luôn giữ vững lập trường, quan điểm, không sợ khó, ngại khổ, đừng thất bại mà nản lòng, nên thấy được những giá trị của khó khăn mà cuộc sống đem lại. Sống hài hòa, không bảo thủ và sẵn sàng lắng nghe sự đóng góp từ người khác sẽ giúp mình phát triển bản thân, sống tốt đẹp hơn. Đừng nghĩ rằng thời thế thay đổi và người có tiền là có tất cả. Dù xã hội có đổi thay nhưng chúng ta vẫn luôn tôn trọng và nể phục những tấm gương xả thân vì nước, những vị anh hùng cả đời minh bạch sáng trong. Và khi đất nước không còn gian khổ đớn đau như trước thì chúng ta phải học cách sống trong, lối sống cao đẹp toát ra từ cả lời nói lẫn hành động và suy nghĩ.

Nhưng trở thành một người tốt thì còn cần cả sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Gia đình, những người thân trong gia đình cần biết cách giáo dục con cái, sống gương mẫu để làm gương cho chúng vì trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống của chúng. Và một điều không thể thiếu đó là tìm một môi trường giáo dục phù hợp để từ đó phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ em.

Trái đất có hơn bảy tỉ người, ai cũng đều được sinh ra và lớn lên nhưng mỗi người lại có một cuộc sống khác nhau, mang trên mình một giá trị khác nhau. Thật vậy điều khiến cho mỗi người có giá trị khác nhau đó là cách suy nghĩ và hành động của họ. Thật vậy mạnh mẽ và đúng đắn từ trong suy nghĩ sẽ giúp cho người ta giữ được nhân cách, phẩm chất cao đẹp của mình. Thời gian qua đi và khi con người tự mình dũng cảm vượt qua sóng gió sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn để tự vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Sống sao cho sạch, cho xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của người khác mới gọi là sống. Và nó cũng là thông điệp được gắm gửi qua câu tục ngữ: "Chết trong còn hơn sống đục".

Bài mẫu 3: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Đề văn 7: Giải thích câu Chết trong còn hơn sống đục

Bài làm

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chết trong còn hơn sống đục, câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, sống vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sống luôn phải đúng quy chuẩn mà xã hội đề ra.

Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay, nó được xem như quy chuẩn sống của rất nhiều con người, nó là kim chỉ nam cho con người cố gắng phấn đấu và sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Cuộc sống con người luôn phải trải nghiệm và vượt qua nhiều điều có giá trị cho cuộc sống, con người cần phải vượt qua nhiều vật cản để đạt được giá trị, mục đích của mình trong cuộc sống.

Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn, nó để lại cho con người nhiều suy ngẫm trước những vấn đề của cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải tự nhìn nhận lại chính mình trong các mối quan hệ xã hội, sống trong ở đây được hiểu là sống đúng đắn, sống đúng với quy tắc chuẩn mực mà xã hội đề ra, biết sống đúng với chuẩn mực giá trị của cuộc sống.

Câu tục ngữ trên để lại cho con người nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, nó là kim chỉ nam khuyên ngăn con người cần sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, luôn sống và đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, đem đến nhiều bài học có giá trị, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết cách sống đúng tiêu chuẩn mà xã hội quy định.

Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đi liền với biết bao nhiêu giá trị ý nghĩa mà cuộc sống đề ra, sống trong sạch, thiên lương trong sáng, đúng đắn với mọi người, luôn thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống, sống đúng đắn đó là những điều đem đến cho con người nhiều bài học có giá trị, ý nghĩa to lớn nhất trong cuộc sống của mình.

Mỗi con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình, không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình, đúng như dân gian ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về vấn đề này như: “ chết vinh còn hơn sống nhục. Như chúng ta đều thấy anh hùng Võ Thị Sáu, dám hy sinh cuộc đời của mình, thà chết chứ không chịu bán đứng đất nước, trước sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu mình trước lý tưởng của cách mạng, luôn thể hiện đúng đắn được giá trị của cuộc sống, đúng đắn thể hiện mọi lý tưởng, kiên định trên con đường tương lai của mình.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải tự ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý, luôn sống đúng đắn, không chỉ rèn luyện về trí tuệ mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện về mặt đạo đức, thà sống chết trong vinh quang, còn hơn sống trong những nỗi tủi nhục, khổ cực.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức nhìn nhận lại chính mình trong cuộc đời của mình, luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình trước những vấn đề của cuộc sống, luôn kiên định trên con đường tri thức của mình. Không ngừng cải thiện bản thân, tu dưỡng và phát triển bản thân mình mỗi ngày, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Câu nói trên đã khuyên ngăn mỗi chúng ta nên sống đúng đắn hơn trong cuộc đời của mình.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com